HÌNH ẢNH NGẢI HỔ

1.Ngải Hắc hổ:
Cao độ đầu gối, lá nhỏ hơn bạch hổ, trên lá có đốm màu trắng tạo nên khu vực giữa sống lá tựa như lưỡi cưa. Nhìn sơ qua lá(lá xanh, đốm trắng) vằn vện như da hổ báo rất dễ nhận biết.

Photobucket Photobucket

2.Ngải Bạch hổ:
Giống nhau ở chỗ sống lá có màu tía.
Photobucket
Photobucket

*Ngải bạch hổ chánh tông:
Hoa trắng là chủ yếu, có sọc tím chạy dài theo sống lá…nhiều công dụng…coi như 1 thứ ngải hội.
Photobucket

Sau này, ngải cũng lai tạp giao thoa nên hoa ngải thay đổi nhiều màu sắc khác nhau.
Photobucket Photobucket Photobucket

*Bông cây nga truật tím :
Là 1 trong 12 giống tra truật thuộc họ gừng, có mọc trên đỉnh núi Cấm sơn và Hoàng Liên sơn……về mặt y học đa số làm thuốc chữa bệnh phụ nữ ….hay góp phần làm thuốc ngâm rượu xoa bóp trật đả …..bó gân cơ bong trặc …..
Về mặt ma thuật làm ngãi trông nhà, ngãi gọi ngừoi về, ngãi báo mộng …tầm con nít đi lạc…..
Photobucket
Các thể loại ngãi hổ thường được thầy tơm trồng hai bên cửa nhà với công năng trị trộm, kêu gọi giữ nhà, kêu người về (tại địa phương),khi đi trị tà ma thì kêu binh ngãi theo phụ và nhai củ ngãi phun bịnh ,…cũng đôi khi lấy hoa ngãi hổ và củ xắt miếng đưa cho khách dùng để nói cho người khác nghe .
Photobucket Photobucket
Photobucket Photobucket
Ảnh  chụp và ảnh tư liệu trên Internet

3.Huỳnh hổ
Còn gọi là hổ vàng,lá như bạch hổ mà không sống tía trên lá.
PhotobucketPhotobucket Photobucket

Ngải vàng nầy không lai tạp, ra bông đúng màu (Huỳnh hổ chánh tông)
Photobucket Photobucket
Công năng về huyền pháp của loại ngải vàng này yếu nhất trong họ ngải. Cho nên chủ yếu người ta trồng làm thuốc. Hoặc sử dụng phối hợp nhiều loại ngải khác. Xét về diệu dụng, ngải Huỳnh hổ có công năng chiêu tài, kéo khách. Nếu là Huỳnh hổ chánh tông, bông của cây ngải vàng có màu vàng nghệ, lợt dần ở phần cuống hoa. Nhưng, cũng có khi trồng gần các loại hổ khác, cây bắt đầu chịu ảnh hưởng và có sự lai tạp lẫn nhau.

4.Ngải Xanh
Còn gọi là Thanh Hổ, lá như Bạch Hổ , nhưng không có sống tía trên lá.
Tuy nhiên, nó khác Huỳnh Hổ ở chỗ cọng lá tròn ở phần cuống, có màu nâu nhạt.
Công năng: ngoài công năng chữa trị đau bụng gió, bó sưng trặc, đánh gió… ngải xanh còn được dùng trị tà, nuôi con nít, gọi người về trong phạm vi gần (người được gọi đang ở trong làng xóm)…
Photobucket
5.Ngải Xích Hổ
Thân lùn lá màu xanh đậm, bông đỏ hồng, không mọc thành búi như các loại hổ khác.
Công năng : trồng trước cửa để coi nhà, ngừa trộm đạo.
Photobucket

6.Gừng GióTên gọi khác là ngải gió ( đây là cây nga truật thuộc họ ngải hổ) ,ruột trắng tựa như củ riềng.
Công năng: kết hợp với các loại hổ khác phun trừ tà , giải phép thư , giải thuốc độc.
Loại này cũng có mấy dạng khác nhau. Các loại cây có xuất xứ ở miền đông thân mảnh, lá nhỏ hơn so với cây trồng ở vùng bảy núi.
Photobucket Photobucket Photobucket
Các ảnh trên tôi vừa chụp vừa sử dụng tư liệu từ trang TGVH
7.Hổ vằn
Lá phía trên có màu đỏ tía, mà sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ.
Công dụng: cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm, doạ mấy người yếu bóng vía…
Photobucket
Ở trên núi Cấm , giống ngải ruột vàng và trắng rất nhiều ,dược tính lại yếu ,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia.
Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp ,hay làm thuốc tê , thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh…
Photobucket
Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, ta mới khẵng định chắc chủng loại của nó.
Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm.
Photobucket

Như vậy, các bài viết về ngải hổ đến đây xem như tạm ổn. Trong khả năng cho phép, tôi tạm post những đặc điểm nổi bật và công năng của họ ngải hổ giúp huynh đệ gần xa có cái nhìn khách quan hơn về loại ngải này.
Sau các bài này, tôi sẽ giới thiệu tiếp các loại ngải nàng.
Có lẽ loại này các bạn ưng ý hơn và sử dụng nhiều hơn. Bởi lẽ, trong nhu cầu thị dục của thế gian, loại nào có thể chiêu tài và vận chuyển tình yêu thì loại đó người ta thích sử dụng hơn.
(TADN)

1 nhận xét: