* Nàng Mén
Tên gọi khác là Nàng Mén hay chúa Mén.
Loại ngải này dáng như ngải hổ nhưng nhỏ và thanh mảnh hơn. Không biết ở các vùng miền Đông Nam bộ và cao nguyên Bắc bộ có hay không, riêng ở miền Nam ngải Mén thường mọc phổ biến trên đỉnh núi Cấm – An Giang.
Ngải Mén rất kén thầy, phải là người có duyên mới bắt gặp được. Năm ngoái đi về núi Cấm cùng Minh Tịnh, đến Điện Kín làm lễ xong, chúng tôi ngồi mấy người bên gộp đá. vậy mà chỉ có ông huynh tôi bắt gặp cây này trong khi cả đám không ai nhìn thấy hết trơn. Tôi nghĩ đùa , chắc ông này không có vợ, không có người yêu nên nàng Mén muốn theo về cho có bạn chứ gì.
Công dụng của ngải Mén là cầu tài, cầu duyên và đặc biệt là làm phép yêu. Người ta thường trồng nàng mén trước cửa nhà để chiêu tài, trồng sau nhà gần cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên và dùng rể, củ nàng Mén để làm ngải yêu.
Nhiều bạn ngạc nhiên vì sao có nhiếu loại ngải yêu đến thế. Đó là công năng chung của các loại ngải nàng cơ mà. Tuỳ duyên và khả năng luyện của mình mà các thầy ngải chọn cho mình một loại ngải phù hợp nhất để luyện phép yêu. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của tôi, sở dĩ các thầy không luyện được ngải nàng Quạt hay nàng Mén vì không được người xưa chỉ dạy, hoặc không được ngải này chọn lựa.
Khi nàng Mén trổ hoa, cánh hoa Mén có số lượng khác nhau. Số lượng khác, công năng cũng khác. Hoa 6 cánh dùng để làm dầu ăn nói, Mén có hoa 7 cánh dùng để làm phép chiêu tài đắc lợi vô cùng. Dưới đây là 2 tấm ảnh về ngải Mén. Một tấm sưu tầm và một tấm sao lại từ trang TGVH
* Ngải nàng Sắc
Hình dáng như nàng Chuyền trơn nhưng màu lá xanh đậm hơn và thân lá dài hơn. Phần ngọn lá nhọn chứ không bầu hoặc tròn như các loại nàng khác. Sau này, hiếm thấy nơi nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì ít người biết công dụng của nó và khi trồng cũng khó trổ hoa. Công năng của nàng Sắc cũng dùng cho việc vận tài đắc lợi.
Nhưng nó hay hơn các loại nàng khác ở chỗ có thể giữ nhà, đẩy bớt ám khí từ những kẻ cạnh tranh phá hoại ngầm việc làm ăn buôn bán.
* Ngải nàng Nghệ
Nàng Nghệ thuộc họ gừng riềng, nhưng vốn tính nhu mì thuận lợi cho việc làm bùa yêu, ăn nói thu hút cảm tình đối tượng vận chuyển tài khí nên người ta thường gọi ngải nàng.
Dáng của nàng Nghệ giống ngải hổ nhưng thân thanh mảnh hơn, lá thon và dài, không có sọc tím giữa sống lá. Sở dĩ người ta gọi là nàng Nghệ vì củ của nó có màu vàng như nghệ nhưng sao với củ nghệ, nó nhỏ hơn, màu vàng trong ruột củ cũng nhạt hơn.
Nàng Nghệ được trồng nhiều trong Đông y kết hợp các vị thuốc khác trị nhiều căn bệnh viêm loét bao tử, ngoài da, đường ruột…
Còn nhiều loại khác như nàng Xoài, nàng Tía, nàng Rế… vì không có điều kiện sưu tầm nên đành gác lại vậy. Riêng nàng Thâm, nàng Lùa, tôi đưa sang bài "Các loại ngải độc tướng". Lý do, hai loại ngải này có công năng khá đặc biệt vượt qua công dụng bình thường của những loại ngải nàng.
Dưới đây là củ nàng Nghệ sau khi thu hoạch:
Thông thường, khi hốt thuốc Bắc hoặc đi khám ở bệnh viện, ta thấy các bác sĩ đông tây y đều cho thuốc tổng hợp nhiều loại để bổ trợ cho nhau, không có ai chỉ cho duy nhất một loại thuốc. Trong cách luyện ngải cũng vậy. Các thầy thường phối hợp ít nhất 4 loại ngải với nhau để luyện. Cách luyện như thế nào, tôi sẽ giới thiệu khái quát trong bài phép luyện ngải.
(TADN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét