Và anh, và em


"Em ghét anh!"
Ừ anh đáng ghét thật,
nóng lạnh thất thường, vui vẻ đến vô duyên
Như cái nắng bùng lên cháy bỏng
Mà ngọn gió cố tình tìm trốn đi hoang.
Em vô tình hay cố tình không hiểu,
Nắng và gió
Chỉ đơn giản là nắng, gió thế thôi
Như bác nông cần nắng,
Như bà cần gió
Như mẹ cần để phơi cái bánh đa...
Em ơi!
Thật đơn độc và vô duyên
Khi nắng cứ bỏng cháy giữa vùng đất khô
Khi gió cứ ào ào thổi tung tất cả
Khi đất chẳng có cây,
Và cây chẳng có đất
Thì chẳng bao giờ tìm thấy mùa xuân
Có nắng và gió
Có đất và cây
Và có anh, em
Xuân trào nhựa sống.

Bình yên


Từ nơi ấy 
thác buông mình, ào ạt
mải miết
lững lờ...
cuốn đi tất cả.
Hững hờ thời gian
bên bồi, bên lở
uốn mình
Rạt rào mà khao khát
lắng mình
hát cùng gió, 
vui cùng mây.
Biết mà chi,
nhọc mà gì
có xá chi
lang thang
...
Gió gào thét
Mây ầm ì
đá chơ trọi
Lạnh lùng mà bỏng cháy
cuộn mình cánh hoa rơi
O...A...A! Hồi sinh 
Con thơ vòng tay mẹ
hạnh phúc vô bờ
Biển cả mênh mông

Tôi ru con gái tôi (Đỗ Trung Lai)

Đọc thơ của Đỗ Trung Lai gửi con gái mà thấy khó quên quá, những vần thơ đơn giản nhưng chất chứa rất thật những tình cảm và lo lắng cho con. Mình cũng có con gái, tuy còn rất nhỏ nhưng đã hướng con vào việc nhà.. và cũng quyết tâm dạy cho con công, dung, ngôn, hạnh như phụ nữ xưa đã làm:

À ơi con ngủ cho ngon
Đắp chăn rồi bố mắc màn cho con
Nửa đời nước nước non non
Con vừa một tuổi, bố tròn bốn mươi
Nửa đời đi ngược về xuôi
Đêm nay bố ngắm con cười trong mơ
Môi hồng, răng trắng, tóc tơ
Bố cho máu đỏ, mẹ cho hình hài
Giời cho tính nết sau này
Cầu cho con những khéo tay, dịu dàng
Trong đêm con thở nhẹ nhàng,
Cầu cho con khỏi bần hàn mai sau
À ơi con ngủ cho lâu,
Cầu cho con chẳng một câu lụy người
À ơi thân gái ở đời,
Những nơi tục lụy con thời tránh xa.
"Thiện căn ở tại lòng ta"
Mạnh hơn lẽ quỷ, lời ma dọc đường
À ơi thương đến là thương
Cầu cho thánh thiện dẫn đường con đi
Đừng ham ngũ sắc làm chi,
Trời xanh muôn thuở có gì cũ đâu.
Đò đầy, phá rộng, sông sâu
Có qua thì lúc bạc đầu hãy qua
Yêu thơ cùng với yêu hoa
Cũng đừng yêu quá như là bố yêu
Ở nhà biết vá, biết thêu
Ra đường kẻ ghẹo người trêu mặc người
À ơi thân gởi ở đời
Cổ kim đâu cũng quý người thủy chung
Câu rằng, chị ngã em nâng
Là qua hết được mọi vùng khó qua
Đi cùng con lúc tuổi hoa,
Đời người ngắn lắm, bố già đến nơi.
Nay mai giời gọi lên giời
Cũng là đã có mấy lời cho con
À ơi máu đỏ như son,
Mai sau con lớn con còn nhớ chăng?

Vẩn vơ

Trước đây mình rất hay làm thơ, viết văn... có những bài thơ viết ra vội vàng và cũng vội vàng bỏ đi - với cái lí do cũng lãnh nhách là "tôi nay ở trọ trần gian" - không nhà cửa, lang thang kiếp "sáng nợ tiền cơm, lụi tiền nhà". Giờ thì nhà đã có, gia đình êm ấm nhưng cái tâm hồn thơ ca ngày xưa nó cũng bay đi đâu mất. Có lẽ các cụ ngày xưa có lý khi chọn cuộc sống đạm bạc, thậm chí là phong trần để nuôi dưỡng tâm hồn thơ ca... Mà có lẽ cũng không phải, phải chăng là mình đã bị cuộc sống cuốn đi rồi quên đường trở về...

Giờ đọc lại những vần thơ xưa, thấy nó khó hiểu và ngô nghê... phải chăng ngày ấy tâm hồn mình nó cũng đang chất chứa, khó hiểu và ngô nghê như thế:


Em cứ bước đi
trên con đường
mà đã bao lâu
rong ruổi kiếm tìm
Cái trôn ốc xoáy sâu
và đường thẳng vô hình
Với điểm cắt tưởng chừng đếm được
có chu kỳ, có tính toán thời gian.
Than ôi!
Tìm đâu thấy, tính đâu ra
Bởi
Thẳng mà không thẳng,
cong mà chẳng cong,
cắt mà không cắt
đi mà chẳng đi,
Nhưng em cứ "đi"
phá tung tất cả,
dẹp bỏ, tung hê
hỉ hả cười,
đau đớn khóc.
Rồi tại điểm cuối
lặng im hoà mình,
Biển cười mênh mông
----------------

“ĐI ĐÂU TÔI CŨNG CHỈ XIN CHO DÂN VIỆT NAM SÁNG ĐẠO”

“Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long…”
Tôi gọi bà là nhà văn hoá tâm linh không chỉ bởi bề dày 25 năm hoạt động, cống hiến cho đời sống tâm linh nước nhà mà còn bởi những chiêm nghiệm, đúc kết,  kiến giải đầy sức thuyết phục của bà về thế giới tâm linh đầy huyền bí. Nguyên là giáo viên dạy triết học ở Hà Nội, có khả năng ngoại cảm sau một cơn đột biến, bà là một trong những nhà tâm linh đầu tiên hoạt động ở Hà Nội. Cuộc trò chuyện với bà kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ trong một buổi chiều mùa hạ mưa dầm sùi sụt về hiện tượng “bùng nổ” các nhà ngoại cảm, về nhu cầu bức xúc thời hậu chiến: đi tìm hài cốt liệt sĩ, về “cơn sốt” lễ bái cầu cúng đền chùa hiện nay và cả chữ “Đạo” mà người đời đang hiểu sai lệch đã gây cho chúng tôi rất nhiều bất ngờ và hứng thú. Tính thuyết phục trong cách nhìn, cách kiến giải của bà có lẽ lấp lánh bởi cái nhìn sâu sắc của một người thấm nhuần triết học, sự trải nghiệm của một người đã bước qua tuổi “tri thiên mệnh” và trên hết bởi chính những nếm trải của người trong cuộc đã… 25 năm làm tâm linh..
P.V: 25 năm hoạt động trong lĩnh vực tâm linh, có bao giờ bà dừng nhịp để ngẫm về những điều mình đang làm?
Bà Phan Oanh: Có chứ. Ngay từ những ngày đầu bùng nổ về khả năng ngoại cảm, tôi đã ngộ ra một điều: Khó nhất ở trên đời là sống ở dương phải làm việc âm. Không biết lấy cái gì để mà đo. Những người làm việc âm tìm ra được một cái thước chuẩn để đo là một công việc không dễ  chút nào. Tìm hoài, tìm mãi, tìm ở đâu? Cuối cùng, tìm ngay  trong ta chứ không phải ở đâu xa lạ. Bởi nó chứa đựng tất cả. Những cái gì tinh tuý nhất, ô trọc nhất, quỷ quái nhất đều tồn tại trong con người ta. Cho nên khi thực hành tâm linh, điều quan trọng nhất là tâm pháp. Và cái cao nhất cũng là tâm pháp. Ví như Bùa ngải xứ Mường mà tôi đã có dịp đọc trên Tạp chí Thế Giới Mới mà anh là tác giả. Bùa ngải không có tội, chỉ có người thực hành phương pháp này sinh công hay sinh tội mà thôi. Bản thân nó rất vô ngã. Và nếu như cái nghiệp nhà anh mà nó hợp với cái pháp này thì cái duyên pháp ấy nó hợp nhau để tạo nên một sự lợi lạc. Và chính cái bùa ngải này là hóa giải, là chuyển nghiệp. Vậy thì muốn chuyển nghiệp có ngàn vạn cách. Nhà Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn cơ mà. Nhưng tại sao anh chọn một pháp tu, anh lại bảo chỉ pháp tu anh mới đúng còn pháp kia là sai, là xấu, là lệch. Cái đó là do nhận thức của chúng ta quá chật hẹp.
PV: Bà quan niệm thế nào về chữ Đạo? Và những người làm tâm linh như bà có cần có Đạo không?
Bà Phan Oanh: Tôi có một quan niệm thế này: Đạo xếp đường tròn. Và nếu trên hành tinh chúng ta có 7 – 8 tỷ người thì cái hành tinh tưởng là to, vĩ đại nhưng so trong thiên hà nó mảnh mai, bé xíu, chứa đựng 7 – 8 tỷ người sẽ có một đường tròn khổng lồ cho 8 tỷ chỗ đứng. Và mỗi người chỉ được đứng một vị thế trên cái đường tròn khổng lồ ấy, không ai tranh của ai. Vì vậy, tôi rất muốn mọi người khi có nhân duyên để làm công việc tâm linh thì phải xích lại gần nhau. Hội được cái tâm, chụm đầu vào nhau mà phát huy hết sức mạnh. Tôi cho đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và ai đó có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này thì phải làm cho cái duyên đó toả sáng, làm lợi lạc cho chúng sinh. Có lần tôi đã nói với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: “Hằng ạ! Trời đất và liệt tổ liệt tông ban cho Hằng một bảo bối để Hằng đi tìm mộ. Và cái bảo bối này sẽ giải quyết được một nhu cầu bức xúc vô cùng sau chiến tranh. Hằng phải sử dụng bảo bối này với cái tâm phải sáng, đức phải rộng. Nếu như tâm mà mỏng, đức mà sơ, không may thiên nhiên trời đất thu lại, cô cháu mình sẽ trở thành… “ông lão đánh cá”. Cái lẽ hiển nhiên ấy, không phải ai làm tâm linh cũng hiểu được đâu. Họ cho rằng khả năng ấy là của họ, cho nên cái tôi của họ đã lấn lướt.
Khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (năm 1997), 3 buổi chiều, ông Ngô Đạt Tam, giám đốc Trung tâm lên nhà tôi trao đổi, đàm đạo. Tôi bảo với ông ấy rằng: “Anh Tam ạ! Cái mừng nhất là Trung tâm này ra đời, có nghĩa là thông tin của tôi bắt được cách đây 15 năm (1982) là đúng. Rằng nó phải là một ngành khoa học. Và nhà nước sẽ quan tâm đến. Bây giờ nhân danh một nhà khoa học, tập hợp các nhà ngoại cảm, nếu như các anh không vững vàng về lý của trời đất thì cái trung tâm ấy sẽ trở thành nơi các nhà ngoại cảm… tỷ thí tài năng. Bởi vì tôi biết, trong cái môn này thì chả có ông nào bé cả. Thầy nào cũng là số một.
P.V: Có một thực tế là dân ta hiện nay đổ xô đi lễ. Có lẽ chưa bao giờ, các đình, chùa, miếu mạo lại đông con nhang đệ tử đến xì xụp khấn vái nhiều như bây giờ? Đó phải chăng vì dân ta mộ Đạo? Đạo ở Việt Nam đang thịnh?
Bà Phan Oanh: Ngày 14 tháng 2 năm 1982, tôi bùng nổ hiện tượng này. Tôi nhận được một thông tin: “Con ơi! Dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Bao giờ dân giác ngộ đạo mới là điềm thịnh của quốc gia. Ta báo cho con biết trước, từ 1985 trở đi, những thành phố lớn, những người có học sẽ đua nhau đi lễ”. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng. Song lúc ấy, tôi cứ tự hỏi: “Tại sao sính lễ là điềm suy?. Mãi sau này tôi mới hiểu được.
Ngạn ngữ dân tộc ta có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa”. Có nghĩa: Thứ nhất tu tại gia không phải là lễ tại nhà. Đó là mối quan hệ giữa người với người trong huyết tộc. Ví như cha mẹ tôi sinh hạ được 5 người con. Nhưng bố mẹ nói: chỉ thích ở với cô Oanh thôi. Thì tôi nuôi mẹ, đó là nhân duyên, cái lý của nhà Phật. Lúc khỏe cụ trông nhà cho tôi là duyên. Lúc ốm thì là nợ. Cụ ở với tôi thì dứt khoát nhân tài, vật lực, công hạnh, bản thân tôi phải cống hiến 70% còn bốn vị kia chỉ có 30% thôi. Nếu tôi ngộ đạo thì tôi làm bằng sự tự nguyện, tôi được công đức. Đấy mới là tu. Còn nếu vô đạo, tôi sẽ bảo: Cụ đẻ ra được 5 người chứ không phải mình tôi, các ông bà chia nhau đến để mà hầu cụ. Một ví dụ nữa. Có một người bạn rất giỏi về mảng dự báo bảo: “Oanh ơi! Cẩn thận không năm nay nhà Oanh mất xe đấy”. Và nếu như người dự báo ấy giỏi, tháng 10 tôi bị mất xe thật. Nếu ngộ đạo, tôi sẽ nói với chồng: “Chắc nó vào chương trình rồi anh ạ!” thì xe mất nhưng vợ chồng tôi không cãi nhau, tinh thần nhà tôi không nát. Và tuyệt vời hơn nữa khi tôi nhận được một câu: “Thôi em ạ. Năm ngoái các cụ cho mình 10 cái xe, năm nay mất 1 cái, yên tâm đi”. Đấy mới là tu. Chứ không phải rằm, mồng một, con không đến chùa, con lễ ở nhà là tu tại gia.
Thứ hai tu chợ. Đó là mối quan hệ ngoài huyết tộc nhưng diễn ra sắc tục. Chị tử tế chị đi chợ đoan trang. Bà nhẹ nhàng đi chợ ý nhị. Tôi tham, tôi mua một cái cải bắp, bằng được tay nem tay chanh thêm cho bác củ hành. Qua hành vi mua bán bộc lộ hết tính nết, bao nhiêu nọc độc có cơ lộ rõ. Đi đến công đường không nghĩ chuyện làm chỉ nghĩ chuyện lật đổ. Trong khi đó, trong số mệnh mình, nếu mình hiểu mình chỉ là quân xe thì làm sao mình lên tướng được. Vốn của mình nó thế, nó phải thế. Phật nói rất rõ ràng, nó là nhân quả. Còn nếu hiểu, kiếp này mình rất giỏi nhưng chỉ làm trợ lý, làm quân xe thì mình làm hoàn thành công việc của xe, mình đã đắc đạo.
Thứ ba tu chùa. Có nghĩa là tu ở nhà cho tâm sáng, ứng xử ở ngoài cho đức rộng thì anh đến chùa là báo công với người Mẹ  thiên nhiên. Mà một là công, hai là tội.
ở Việt Nam bây giờ, người hư đi lễ nhiều. Tôi cam đoan đánh đề ngày nào cũng đi lễ. Cà phê bóng đá ngày nào cũng đi lễ. Chạy trốn pháp luật, buôn gian bán lận đi lễ. Còn những người đổ mồ hôi sôi nước mắt, đầu tắt mặt tối làm quần quật thì thời gian đâu mà đi lễ. Cho nên dân sính lễ là điềm suy xã tắc. Cho nên phải tốt từ nhà, tốt đến xã hội con ơi mới đi lễ. Một câu đơn giản vô cùng mà tôi thấm thía. Càng ngẫm càng hay, càng đúng.
Cho nên chữ đạo là một vòng tròn khép kín không đầu. Dân tộc Việt Nam có câu “thứ ba tu chùa” nhưng lại có câu “Tiên học lễ”. Đấy là khởi đầu. Khởi đầu chính là nó và kết thúc cũng chính là nó.
P.V: Nói như bà thì ở Việt Nam, dân ta đang thiếu Đạo?
Bà Phan Oanh: Đúng! Việt Nam thiếu Đạo. Đức, bây giờ chúng ta dạy đức quá nhiều. Thế hệ chúng tôi trước đi học cũng vậy. Những tiết luân lý nhiều lắm. Nhưng người ta dạy Đức mà không dạy Đạo. Cho nên lớn bé, già trẻ, đạo đức cứ xuống cấp. Và cái buồn da diết là hễ khi nhắc đến chữ Đạo, người ta lại có một khái niệm là: cậu này có đạo là nghĩ cậu hay đi lễ. Tệ hơn, người hay đi lễ là xếp vào dạng kém hiểu biết. Theo tôi, nếu nói người ấy có Đạo, có nghĩa là: Người ấy có văn hoá. Và hiện nay, chúng ta đang nhầm lẫn giữa tri thức với văn hoá. Người tri thức bây giờ hơi đông nhưng người có văn hoá bây giờ hơi hiếm.
Từ cái chữ Đạo, thước Đạo này, tôi mới giật mình, ông trời chỉ cho tôi cái thước này, tôi mới đem mọi việc âm, dương soi vào đây, thấy sai nhiều quá. Cũng phải sau 7 năm tôi tiếp nhận, thể hiện, 7 năm tôi tu, học, rèn, và đến năm thứ 7, tôi mới đủ trí tuệ thắp một nén nhang thưa với trời đất rằng: Con lạy ngài, con xin khước từ tất cả công danh sự nghiệp đời thường để con đổi lấy hai chữ… học trò. Vì sao? Vì trong 7 năm ấy tôi thấm thía cái thước đo vô hình, đó là thước Đạo. 7 năm ấy tôi thấm thía cái chúng ta bị thiếu hụt, đó là thiếu Đạo. Lạy Phật, đạo cao nhất và đạo cần thiết nhất, đó là Đạo làm người. Làm người chưa xong thì làm sao thành thánh, thành Phật, thành tiên được.
Tôi luôn nói với những người đến với tôi rằng, nếu như ai thích hiểu thì đến với tôi, còn nếu ai thích biết (muốn biết mình sướng hay khổ?) thì mời đi nơi khác. Đến với tôi mà muốn hiểu trong đời sống tâm linh có bao gồm những nội dung gì thì xin mời lưu lại ở đây, tôi hết lòng hết dạ đàm đạo. Vì sao? Vì trong đời sống tâm linh có đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Cho nên con số 1 là con số vũ trụ, con số 2 là con số biến và con số 3 là con số hoá. Hiện nay chúng ta đang bị nhầm đời sống tâm linh với hiện tượng tâm linh mà ta qưen gọi là các nhà ngoại cảm. Bây giờ có rất nhiều nhà ngoại cảm lấy vợ bé, họ không tu đức, họ chẳng tu tâm. Họ cho rằng: giời cho tôi lộc, tôi được hưởng. Họ quên mất rằng, giời cho họ cái lộc ấy để họ là tấm gương sáng cho trăm họ soi. Họ quên mất rằng: Trời cho họ cái lộc này để họ làm phúc chứ không phải để họ lấy phần. Vì lộc có hai thứ: giá trị tinh thần là phúc âm. Giá trị cụ thể là phần. Mà lấy phần thì hết phúc. Lấy phúc phải nhẹ phần. Vì thế, bây giờ, có những cửa điện cửa đền người ta gọi là cái máy chém tiền. Một ngày họ thu vài chục triệu là chuyện thường. Và tôi sợ những người này, thương những người này, lo cho họ. Tôi không hiểu họ cần nhiều tiền thế để làm gì vì tôi cam đoan, họ có ăn yến đi chăng nữa, ngày họ cũng chỉ ăn đến ba bữa. Một bữa cơm ngon ăn quá thành bội thực. Trời cho lộc, làm việc âm phải lấy lộc âm là phúc. Chứ làm việc âm mà lấy lộc trần là phần thì xin lỗi, “lộc phật có gai”. Con cháu nay mai tha hồ trả không biết bao nhiêu cho kể.
P.V: Có phải vì thế mà người đời thường nói: “Làm việc âm bạc phúc lắm”  phải không, thưa bà?!
Bà Phan Oanh: Anh nghĩ như vậy hay anh trăn trở?
P.V: Tôi nghĩ như vậy và chiêm nghiệm như vậy.
Bà Phan Oanh: Đạo học phương Đông giống như cái tam giác cân. Tôi dùng từ đạo học phương đông chứ không dùng từ triết học phương đông. Nó có 3 đỉnh. Người được gọi là ngoại cảm phải học đủ 3 thứ này. Nếu không sẽ sai phạm. Thứ nhất, giới pháp luật, tức là anh phải hiểu. Hiểu rồi thì anh hãy biết. Biết rồi anh phải dạy cho trăm họ tu. Nhưng bây giờ tất cả thầy đồng, thầy bói, thầy cúng.. làm mỗi cái đỉnh biết này thôi. Chẳng hạn một ông thầy số bảo: năm nay anh năm tuổi phải làm lễ giải hạn đi. Thế là hì hà hì hụp lễ như tế sao. Không ai hỏi: “Tại sao phải lễ giải hạn?”. Hỏi sợ phạm thượng, sợ ông thầy đuổi thẳng cổ về: “Vớ vẩn, năm nay sao La hầu, Kế đô, không lễ chết. Bỏ tiền đây lễ”. Người lễ hoàn toàn không hiểu nhưng cứ phải lễ. Tức là lễ này không có nghĩa. Lễ phải đạt đến cái nghĩa cơ. Cho nên hiểu rồi hãy nên biết. Biết rồi thì phải tu. Còn lễ chỉ là một phương pháp cực kỳ nhỏ: một là báo công, hai là kêu cứu, ba là chắp tay trước ngực nói: “Mẹ ơi! Phúc nhà con thì mỏng, đức nhà con thì sơ nhưng kiếp này con đã thay cả nhà giác ngộ được Đạo rồi. Con nguyện từ nay cho con khoẻ để con lập công chuộc tội, con làm nhiều việc thiện”. Cái tu này, nói như dân gian là “đức năng thắng số” hay ý thức tác động trở lại. Và người làm ngoại cảm phải học đủ 3 cái này. Cái hiểu là lý, là ánh sáng để rọi đường. Cái biết là anh thực hành. Cái dạy cho trăm họ tu là anh tạo ra pháp có để anh lấy một chút công đức. Nếu anh làm đủ 3 cái này, không lo bạc phước.
“Mãi mãi tôi chỉ là một con tốt vô danh làmcông việc dẫn đường”
P.V: Như tôi được biết, có lẽ không có một quốc gia nào trên thế giới này lại sản sinh ra nhiều nhà ngoại cảm như ở Việt Nam. Bà lý giải gì về điều này?
Bà Phan Oanh: Ngay từ những ngày đầu có khả năng ngoại cảm, tôi đã nhận được thông tin: “Con ơi! Cuối thế kỷ 20 các nhà ngoại cảm Việt Nam sẽ nổi lên như mưa rào. Và những người tìm mộ sẽ rất đông để thoả mãn một nhu cầu bức thiết sau chiến tranh. Ngẫm đến bây giờ thấy hoàn toàn đúng. Như lúc đầu tôi đã nói, đó là những quà tặng mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng. Và các nhà ngoại cảm là những người có duyên lành từ kiếp trước và ngàn vạn những mối nhân duyên nữa được tiếp nhận cái này.
P.V: Hiện nay, chúng ta chưa có một con số thống kê chính xác về số hài cốt liệt sĩ chưa tìm thấy sau chiến tranh nhưng ước chừng còn khoảng 300.000 hài cốt còn vùi xác thân trong rừng sâu, núi thẳm. Ngày ngày, vẫn còn hàng ngàn người mẹ, người vợ, người con đau đáu, khắc khoải, để rồi bằng mọi cách đi tìm hài cốt của chồng, con mình. Những cuộc đi tìm ấy vô cùng gian nan và tốn kém. Là người trong cuộc, bà nghĩ gì về điều này? Có cách nào giải quyết bằng tâm linh không?
Bà Phan Oanh: Có lẽ việc tìm mộ này sẽ diễn ra trong một thời kỳ lịch sử kéo dài từ 50 năm đến 70 năm. Sau 70 năm, chúng ta nên lập các đàn, không chỉ có cầu siêu mà xin cho các liệt sĩ đầu thai, chuyển nghiệp để đừng có lấn quấn với cái thân tứ đại làm gì. Bởi vì cái này nên rời bỏ, nên về các cảnh giới khác dù rằng cõi trung giới hay thượng giới mà làm cái công việc nó ân nghĩa hơn là cứ luẩn quẩn trong rừng sâu, khe đá cũng chỉ là ma mường, ma xó mà thôi. Và ước gì, dân tộc chúng ta, có một ngày 27 tháng 7 nào đó, chùa chùa, nhà nhà, cùng một lúc làm được việc này để cho cái sự rung động được cộng hưởng, nhân lên gấp nhiều lần. Trong đó, những người là nhân chứng lịch sử còn lại được hưởng những đặc ân, họ khởi được tâm, họ làm được. Và những chùa lớn đánh cùng một lúc tiếng chuông, chuông hiệu triệu, chuông cầu siêu, chuông hoá giải tất cả mọi nghiệp ai oán, ân oán, hờn oán, hận oán trong chiến tranh và xin với trời đất, xin Phật độ để cho những vị có công với quốc gia sớm được chuyển nghiệp đầu thai, làm những công việc lợi ích. Năm 2000, năm chuyển giao thế kỷ, ngày mở đạo của tôi, tôi đã viết những câu thơ thế này:
“Canh Thìn tiếng trống âm vang
Mẹ ơi! trống dậy thế gian chuyển mình
Lẽ trời sự biến sự sinh
Qua cầu binh lửa hiểu mình, hiểu ta
Chúng con kết một đàn hoa
Tạ ơn vũ trụ ông bà, tổ tiên
Tạ ơn triệu triệu người hiền
Đã dâng đã hiến đã yên lặng rồi.
Đã thành nhựa sống cho đời
Để cho cây đạo đâm chòi nảy hoa
Vinh quang bách họ tạo ra
Người còn tưởng nhớ người xa ân tình”
Tôi ước ao đội quân binh hùng tướng mạnh ấy vẫn là binh hùng, ngọn lửa chiến tranh  ấy vẫn là lửa thiêng. Cho nên đi đâu tôi cũng chỉ cầu xin Việt Nam sáng đạo. Và trong dân có đạo để dân tộc chúng ta hưng đạo. Và tôi vô cùng thấm thía những khi tiếp nhận được những thông tin từ cụ Trần Hưng Đạo. Cụ nói: “Con ơi! Ta yêu cái dân tộc này. Cho nên ngay cả khi ta về với gió, với mây, ta vẫn để lại một cái hiệu mà không biết bao nhiêu người hiểu được lòng ta: là Trần – Hưng – Đạo. Một nguyện ước thật là chân chính, giản đơn mà trong sáng vô cùng. Một con người bằng xương bằng thịt. Một vị thánh nhân và ngài đã thành bật tử.
Cho nên sẽ phải có cách hoá giải. Tôi cho rằng, những người dễ tính khi thác, họ về luôn với gió núi mây trời. Chỉ những người khó tính khi mất mới đòi tìm mộ. Người ta chấp, hận thì bắt phải tìm. Cho nên xin các ngài đại xá cho, cụ nào thiêng thì xếp vào loại khó tính. Có những gia đình đến đây, tôi có thể dự báo, không nên đi tìm. Vì người trong gia đình đó đã hết duyên, chẳng nợ, đừng đi tìm nữa. Nhưng có người ốp hẳn vào anh chị em, con cháu trong nhà, dẫn đi tìm bằng được.
P.V: Là một trong những người có khả năng ngoại cảm đầu tiên ở Việt Nam, tại sao khi Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thành lập, bà lại không tham gia?
Bà Phan Oanh: Trước khi thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, các anh trong Ban giám đốc có đến mời tôi tham gia. Tôi nói với các anh ấy là: “Tôi luôn là người bạn tốt của các anh. Còn các nhà ngoại cảm, họ là những bậc thầy, xin các anh cứ rước họ vào. Tôi chỉ là bạn của các anh và lúc nào cũng xin sẵn lòng chia sẻ và đàm đạo”.
Có lần, tôi nói với anh Chu Phác (Thiếu tướng Chu Phác, chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý) rằng : “Anh Phác ơi! Trời sinh anh làm tướng, trời lại khai mở cho ông tướng có duyên tâm linh thì anh phải làm các việc lớn hơn những công việc đi tìm hiểu “mấy con ma”. Vì xin lỗi! Gọi hồn có hàng ngàn năm nay rồi, trong khi chúng ta còn quá nhiều những việc lớn phải làm. Ngay từ ngày đầu, tôi đã nói với anh Ngô Đạt Tam (Giám đốc Trung tâm): “Khi các anh thành lập một trung tâm nghiên cứu tiềm năng lớn như thế này, thì việc số một các anh có thể giúp được dân tộc này là nhân danh làm khoa học, các anh tìm hiểu và hiệu triệu đủ cho tôi 10 nhà phong thuỷ. 5 người giỏi bằng sách, 5 người giỏi bằng duyên trời để giúp dân tộc này bước vào thời kỳ phục hưng dựng nước. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ phong thuỷ của Việt Nam. Đó là đất đai, sông núi. Chúng ta phải xem tất cả những đại huyệt ấy, đại huyệt nào tắc, huyệt nào bị yểm, huyệt nào chưa thông, bị phá, chỗ nào phải phục long, đảo long, khai long… Nhưng họ đã không làm được. Toàn mất thời gian đi xem gọi hồn gọi cốt, tìm mộ tìm mung. Tôi còn dặn thêm: Anh ơi! Mời các ông này để phục vụ sơn hà xã tắc nhưng phải mở ngoặc đơn, nói với các ông bà ấy đứng trong hậu trường. Chứ đừng đòi ngồi vào ghế Bộ chính trị. Có nhiều người lầm tưởng, tôi được nhà nước trọng dụng, nay mai được ngồi vào ghế này, ghế kia, thế là tự nhiên họ thành ra mặc cả. Đã âm thì phải ẩn, đã dương thì được hiện. Đó là luật. Tiếc rằng, bây giờ không ai hiểu luật. Họ quay sang pháp quyền. Đạo có 2 phần luật và pháp. Bây giờ người ta thiên về pháp, thích quyền năng. Còn luật chính là ánh đuốc để soi đường thì người ta lãng quên. Ngay cả tu phật cũng vậy. Người ta cũng thích pháp quyền hơn. Chứ còn cái giáo lý để giúp cái tâm đạt đến thông giác ngộ thì lại quá ít.
P.V: Không tham gia Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, vậy bà đứng ở vị trí nào trên bàn cờ tâm linh Việt Nam?
Bà Phan Oanh: Chức năng của tôi mà tôi thu nhận từ người Mẹ thiên nhiên là: Mãi mãi con chỉ là một con tốt vô danh làm công việc dẫn đường, một công việc thật tầm thường nhưng rất khó. Người dẫn đường phải hiểu rõ trước mặt mình là vực thẳm hay núi cao, bên cạnh mình là hổ phục hay rắn leo. Con dẫn đường lạc đạo cho bách gia trăm họ, con đắc tội với trời. Con dẫn đúng đường, con được công được đức. Con khắc cốt ghi xương điều này. Sống, tu cho ra trò. Chết hãy ra thầy. Ngần ấy từ là toàn bộ ván cờ của tôi. Các ngài đã bày cờ rồi. Đã tiểu tốt lại vô danh thì có nghĩa trên bàn cờ tôi không có chỗ nào đứng cả. Có một nhà ngoại cảm trong Sài Gòn 3 lần hỏi tôi: Chị Oanh ơi! Chị có sứ mệnh bày cờ không?”. Tôi bảo: “Không”. “Chị có chỗ đứng trên bàn cờ không?”. Tôi bảo:  “Càng không có”. Các bạn đi trên đường đạo, có thể đến ngã 3, ngã 5, có thể đến lối rẽ, các bạn có thể dừng một nhịp. Nếu Oanh có duyên thì chúng ta gặp nhau. Và chức năng của Oanh là chỉ đường. Và khi Oanh chỉ đường, mời các bạn cứ việc đi. Và nếu như đến cái chỗ bày cờ, các bạn ngồi vào vị thế, Oanh không có chỗ ngồi trên bàn cờ. Và không có trên bàn cờ thì người chỉ đường mới có một chút giá trị. Chứ tôi vừa chỉ đường xong, rồi bảo bây giờ các anh ngồi vào đây nhớ, còn chỗ này là của tôi nhớ thì chả còn là Oanh nữa rồi.
P.V: 25 năm làm tâm linh, điều gì khiến bà đau đáu, trăn trở nhiều nhất?
Bà Phan Oanh: Điều khiến tôi xót xa là nhà nước Việt Nam thả nổi mảng này. Chả có ai hướng dẫn. Biết bao người có duyên vì không có người hướng dẫn mà họ đi lạc đạo, biến luôn Phật thánh thành hàng hoá. Có một chị làm công việc tôn giáo của sở văn hoá Hà Nội đến gặp tôi để đàm đạo. Tôi có hỏi một câu: “Hỏi thật em nhé. Nhân danh em làm văn hoá, phụ trách tôn giáo của thủ đô, đã bao giờ em tập hợp tất cả những bà đồng cao thủ của Hà Nội để nghe người ta nói về đaọ thánh chưa em?”. Cô ấy đáp: “Em chưa làm”. Tôi bảo: “Thế bây giờ bản thân em quản lý về tôn giáo mà không nghe người ta nói thì làm sao hiểu được. Không hiểu mà lại đề ra phương án, hướng dẫn người ta thì càng thật là vô duyên. Cứ mời người ta đến theo tinh thần học hỏi. Các ông bà cứ nói thoả mái những cảm nhận của mình về đạo mẫu, đạo bản địa của Việt Nam. Và chúng tôi, nhân danh những người quản lý của nhà nước,  xin chân thành cầu thị học hỏi để  xem, để thấy sức mạnh của đạo Mẫu. Và các vị có thể hiến kế làm thế nào để đưa đạo Mẫu thật trật tự. Và cuối cùng là giữ được cái cốt cách thanh cao, những giá trị rất quý của đạo Mẫu”. Thế nhưng cô quản lý tôn giáo ấy đã không làm. Chỉ làm một việc này: “Xem ông này có khả năng tâm linh, ngoại cảm, có đơn vị, cá nhân nào tài trợ không? Có làm gì ảnh hưởng đến chính trị, an ninh của sơn hà xã tắc không? Có tổ chức phản động nào núp sau không? Nếu không thì thôi. Chấm hết. Tôi cũng từng được người ta xem như vậy.
Nếu nhìn đủ một vòng tròn, chúng ta sẽ nhìn được giá trị của các bậc thầy đó. Họ là con tốt, con mã, con xe, pháo trên bàn cờ thì ta vẫn trân trọng. Nếu tôi là nhà nước, tôi phải xếp như thế nào để họ có chỗ đứng. Và phải hướng dẫn như thế nào để trăm họ đừng lạc đường, cứ chớm một tý lại đến thầy bói để hỏi. Khi chơi cờ mà anh không đủ trí tuệ đánh là anh bí cờ. Bí cờ mà đi hỏi là đánh cờ rất dốt. Cho nên cái việc đạo, nó chứa đựng những công việc như thế. Chứ việc đạo không phải là việc xem tướng, xem số, gọi hồn, cầu cúng, tế lễ, giải hạn, ngồi đồng… Đó chỉ là phương pháp thôi. Mà trong cái bầu hồ lô này có hàng tỷ pháp. Lúc nào cần, am hiểu, anh sẽ nhờ pháp ấy, đó là kẻ thông minh. Chứ nếu không nó nhiễu loạn sẽ vô cùng khó cho mọi người.
P.V: Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện thú vị này!

HÌNH ẢNH NGẢI HỔ

1.Ngải Hắc hổ:
Cao độ đầu gối, lá nhỏ hơn bạch hổ, trên lá có đốm màu trắng tạo nên khu vực giữa sống lá tựa như lưỡi cưa. Nhìn sơ qua lá(lá xanh, đốm trắng) vằn vện như da hổ báo rất dễ nhận biết.

Photobucket Photobucket

2.Ngải Bạch hổ:
Giống nhau ở chỗ sống lá có màu tía.
Photobucket
Photobucket

*Ngải bạch hổ chánh tông:
Hoa trắng là chủ yếu, có sọc tím chạy dài theo sống lá…nhiều công dụng…coi như 1 thứ ngải hội.
Photobucket

Sau này, ngải cũng lai tạp giao thoa nên hoa ngải thay đổi nhiều màu sắc khác nhau.
Photobucket Photobucket Photobucket

*Bông cây nga truật tím :
Là 1 trong 12 giống tra truật thuộc họ gừng, có mọc trên đỉnh núi Cấm sơn và Hoàng Liên sơn……về mặt y học đa số làm thuốc chữa bệnh phụ nữ ….hay góp phần làm thuốc ngâm rượu xoa bóp trật đả …..bó gân cơ bong trặc …..
Về mặt ma thuật làm ngãi trông nhà, ngãi gọi ngừoi về, ngãi báo mộng …tầm con nít đi lạc…..
Photobucket
Các thể loại ngãi hổ thường được thầy tơm trồng hai bên cửa nhà với công năng trị trộm, kêu gọi giữ nhà, kêu người về (tại địa phương),khi đi trị tà ma thì kêu binh ngãi theo phụ và nhai củ ngãi phun bịnh ,…cũng đôi khi lấy hoa ngãi hổ và củ xắt miếng đưa cho khách dùng để nói cho người khác nghe .
Photobucket Photobucket
Photobucket Photobucket
Ảnh  chụp và ảnh tư liệu trên Internet

3.Huỳnh hổ
Còn gọi là hổ vàng,lá như bạch hổ mà không sống tía trên lá.
PhotobucketPhotobucket Photobucket

Ngải vàng nầy không lai tạp, ra bông đúng màu (Huỳnh hổ chánh tông)
Photobucket Photobucket
Công năng về huyền pháp của loại ngải vàng này yếu nhất trong họ ngải. Cho nên chủ yếu người ta trồng làm thuốc. Hoặc sử dụng phối hợp nhiều loại ngải khác. Xét về diệu dụng, ngải Huỳnh hổ có công năng chiêu tài, kéo khách. Nếu là Huỳnh hổ chánh tông, bông của cây ngải vàng có màu vàng nghệ, lợt dần ở phần cuống hoa. Nhưng, cũng có khi trồng gần các loại hổ khác, cây bắt đầu chịu ảnh hưởng và có sự lai tạp lẫn nhau.

4.Ngải Xanh
Còn gọi là Thanh Hổ, lá như Bạch Hổ , nhưng không có sống tía trên lá.
Tuy nhiên, nó khác Huỳnh Hổ ở chỗ cọng lá tròn ở phần cuống, có màu nâu nhạt.
Công năng: ngoài công năng chữa trị đau bụng gió, bó sưng trặc, đánh gió… ngải xanh còn được dùng trị tà, nuôi con nít, gọi người về trong phạm vi gần (người được gọi đang ở trong làng xóm)…
Photobucket
5.Ngải Xích Hổ
Thân lùn lá màu xanh đậm, bông đỏ hồng, không mọc thành búi như các loại hổ khác.
Công năng : trồng trước cửa để coi nhà, ngừa trộm đạo.
Photobucket

6.Gừng GióTên gọi khác là ngải gió ( đây là cây nga truật thuộc họ ngải hổ) ,ruột trắng tựa như củ riềng.
Công năng: kết hợp với các loại hổ khác phun trừ tà , giải phép thư , giải thuốc độc.
Loại này cũng có mấy dạng khác nhau. Các loại cây có xuất xứ ở miền đông thân mảnh, lá nhỏ hơn so với cây trồng ở vùng bảy núi.
Photobucket Photobucket Photobucket
Các ảnh trên tôi vừa chụp vừa sử dụng tư liệu từ trang TGVH
7.Hổ vằn
Lá phía trên có màu đỏ tía, mà sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ.
Công dụng: cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm, doạ mấy người yếu bóng vía…
Photobucket
Ở trên núi Cấm , giống ngải ruột vàng và trắng rất nhiều ,dược tính lại yếu ,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia.
Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp ,hay làm thuốc tê , thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh…
Photobucket
Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, ta mới khẵng định chắc chủng loại của nó.
Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm.
Photobucket

Như vậy, các bài viết về ngải hổ đến đây xem như tạm ổn. Trong khả năng cho phép, tôi tạm post những đặc điểm nổi bật và công năng của họ ngải hổ giúp huynh đệ gần xa có cái nhìn khách quan hơn về loại ngải này.
Sau các bài này, tôi sẽ giới thiệu tiếp các loại ngải nàng.
Có lẽ loại này các bạn ưng ý hơn và sử dụng nhiều hơn. Bởi lẽ, trong nhu cầu thị dục của thế gian, loại nào có thể chiêu tài và vận chuyển tình yêu thì loại đó người ta thích sử dụng hơn.
(TADN)

CÁC LOẠI NGẢI ĐỘC TƯỚNG

Tôi dùng từ “độc tướng” vì những loại ngải được liệt kê dưới đây có những công năng đặc biệt. Nếu như các loại ngải hổ, ngải nàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lợi sinh thì các loại độc tướng này dùng để giúp cũng được mà dùng để hại cũng xong.
Những mặt tốt đẹp của ngải chúng ta đã được nắm bắt sơ qua những bài viết trước, nhưng mặt trái của nó thì hiếm có người nhận thức rõ ràng. Đó cũng là lý do vì sao người đời sợ ngải hơn bùa.
Trong phạm vi giới hạn cùng với kiến thức nông cạn của mình, tôi chỉ có thể liệt kê ra một số loại mà tôi biết cùng những tính năng của nó. Nhiều bạn nhắn tin gửi mail cho tôi hỏi về một số loại ngải như “ngải đồ dơ”, “ngải Bram”, “ngải Thuỳ Hương” gì gì đó.
Xin trả lời là tôi không biết. Vạn vật vô danh mà, cùng một loại nhưng ta muốn đặt tên gì mà chẳng được. Còn những loại tôi trình bày là những thứ tôi từng trồng, từng luyện hoặc từng nghe sư bá, sư huynh kể lại. Những vị tiền bối ấy có nhiều công sức góp nhặt và tu luyện, được sự truyền thừa từ sư công tôi, chắc chắn rằng tên gọi những loại ngải ấy không phải mới xuất hiện gần đây.
Trong các loài độc tướng mà tôi biết có thể kể đến nàng Lùa, nàng Thâm, mala cao, mala lùn (hay còn gọi là ngải ma lai), chúa đinh, chúa sát, chúa sậy, khalamây, apakết…
Có những loại vốn là thuốc độc, trùng độc nhưng người đời vẫn quen gọi là ngải như bogiẹc, ba răng…
Hoặc có những thứ phép luyện dựa vào thực vật kết hợp với động vật cũng gọi là ngải như ngải tình yêu, ngải mê dâm…
Những thứ này công năng đặc dị vô cùng, hại người là chủ yếu.
Cho nên khi viết về những loại này, tôi cũng chỉ trình bày khái quát để mọi người hiểu thêm về thế giới vô hình quanh ta chứ không thể bàn sâu. Lý do, không cần thiết và cũng không nên. Một điều quan trọng hơn là ... tôi cũng không biết rành về chúng, cũng chưa hề luyện qua.
Trước đây, sư huynh tôi có cho một cây mala cao về trồng thử. Chưa đầy 10 ngày, tự nhiên nó vàng lá rồi rụi hẳn trong lúc các loại khác vẫn xanh tươi. Ắt là tôi không có duyên với mấy vị độc tướng này rồi...
Vì vậy, khi đọc mấy bài này, người có lòng tin thì càng tự biết giữ mình, người không tin thì xin cứ xem đây là một câu chuyện huyền hoặc của dân gian, có thể bàn tán nhau chơi trong những lúc trà dư tửu hậu .
  
Ngải Malai : 
Ngải Ma lai (mala) là một trong những loại độc tướng dùng để sử dụng trong những trường hợp đấu ngải, thư ngải, áp vía nhân gian.
Trước khi luyện thành, thầy ngải phải đưa đi thật xa tránh nơi ở của gia đình, hàng xóm. thường là nơi có cây cao, đồng vắng, bãi tha ma có bóng cây. Từ khi tế luyện cho đến lúc luyện thành nhanh nhất chí ít cũng 49 đêm.
Khi ngải thành hình, đối tượng đầu tiên được malai ngải hỏi thăm sức khoẻ chính là … ông thầy luyện ngải. Lúc ấy, đạo hạnh không cao, không có công phu hội tổ ngải và khăn sắc tổ ngải hộ thân thì nguyên thần ông thầy trở thành bữa ăn bổ dưỡng cho ngải. Nặng thì tận số, nhẹ thì cũng điên khùng và lở loét.
Ngải malai được một số người gọi là Hồng Tú cầu. Nhưng, “hồng tú cầu” này trồng ở nhà nào, nhà đó làm ăn không khá, có chuyện lục đục xảy ra liên miên, trẻ con thường hay bệnh nhưng bác sĩ không định rõ bệnh gì, người nhẹ bóng vía thường bị bóng đè, mộng mị lung tung…
Than ôi! Ai xem loại này là “ngải duyên” thì cứ ôm về trồng để… được hưởng thụ số kiếp “Cô” và “Quả”.
Dưới đây là một vài tấm ảnh “ngải duyên”.



Có 2 loại chủ yếu. Một loại mọc lá dài ở miền Đông Nam bộ ,một loại lá ngắn bông có 2 màu trắng và đỏ mọc ở Thái Lan đem về hơn 50 năm rồi.
Người ta gọi là ma lai ngải là gọi theo tiếng Việt, đây là cách nói trại từ tên gọi của Thái - Ma la ra.
Ngoài tên này, nó còn có tên gọi đúng là Rieềm chơ…
Công năng: làm đồ chơi đấu phép (không phải đấu ngải) giữa mấy thầy với nhau. Một trong những phép luyện ngải malai là dùng bông ngải.
Bông của loại ngải nầy phơi khô khi đốt lên thường hay chiêu dụ các loại yêu tà đến để hưởng khói. Từ đó, thầy đọc chú và sai xử... Tuy nhiên, nếu thầy không đủ bản lĩnh, nguyên khí của thầy sẽ bị các loại yêu tinh được chiêu dụ tranh nhau hút mất. Vấn đề này, bài trước tôi cũng đã nói sơ qua. Các bạn đã biết thì đừng nên đốt thử. Nếu có chuyện gì, không ai cứu giúp cả.
Cho nên, tên gọi có thể khác nhau tuỳ theo mỗi môn phái, mỗi thầy, mỗi vùng miền. Nhưng, công năng của ngải thì đừng bao giờ lầm lạc. Khi nói sai, mình tạo nghiệp không phải nhỏ.


Ngãi mala lùn ,thuộc loại thiền liềng ,cây không mọc cao như các địa liềng khác ,lá hơi bầu tròn ,mọc toả ra tứ phía như cãi xa lách ,xuất xứ từ cao miên đem vào ,không có mọc trên vùng thất sơn 1 cách tự nhiên …………. Đây còn là món thuốc thần sầu cầm máu ,sát trùng ,nắn gân bong trặc ,xoa bóp nghề võ ,……có nhiều đặc tính huyền bí về sát thương kẻ nghịch ….cũng như làm mê hoặc bất kì ai trong lưỡng phái nam nữ……… Đây chính là cây ngãi chuộng máu huyết của chủ
nhân !!

 
Củ ngải Bạch Hổ

 

Củ Nga truật thì ai cũng biết, nhưng khi ruột chuyển màu có quầng xanh tím rồi thì người thầy có thể làm phép được.
Bây giờ ngải có tên gọi khác là  Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp.
Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù là trị nhiều thứ: bị cảm mao, bị gió máy, đi vào chỗ rừng sâu núi vắng nghĩa địa vướng ma tà.
Nếu loại Brônạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê.
Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Kampuchia mới có.
Ở Việt Nam, các vị ngải sư  thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa Trinh nữ). Tôi nghĩ chắc do nó mọc thành đôi lá chúm lại nên có khả năng làm ngải yêu chăng?
Cách giải: Ai trúng sáp yêu nầy chỉ cần người nhà hái vài nắm lá mắc cỡ nấu nước cho uống và tắm là hết ngay.

NGẢI ÔNG CHÚA TRÀNG RÂU

Ngải ông chúa tràng râu (Sơne mụk prànăng).

Ngải này mọc tại núi Cô Tô, nghe nói là giống bên Miên đem qua, tuy nhiên sau đó có người đem trồng lại gây giống tại núi Cấm .
Chúng ta từng nghe nói loại ngải dùng nấu sáp sên vào hộp Sa nạp, chính là loại ngải dùng làm dầu xức như dầu cù là, 1 dạng sơ ne bùa tình của dân Kh'mer.
Nấu ngải rất là gian nan, trước tiên phải chọn ngày trồng ngải xuống đất. Nuôi ngải bằng lòng trắng trứng gà sau 100 ngày. Kế đó hàng ngày pháp sư phải ăn cơm bên cạnh cây ngải và bón cho nó bằng cơm. Buổi tối phải lựa lúc vắng vẻ ra ngồi cạnh bụi ngải thì thào với nó như với nhân tình, nhân ngãi.
Tới giai đoạn pháp sư ngủ mộng thấy ngải đến thăm mình với hình thức như 1 ông cụ già 80 tuổi!... Đặc điểm của cụ già này là lưỡi le dài ra khỏi mồm, râu dài xoắn như rễ cây! Đó chính là thần ngải ông chúa tràng râu đã đủ ngày giờ định hình mà về với thầy nuôi ngải vậy.
Đây mới thực sự chính là giai đoạn quan trọng. Hàng đêm pháp sư phải dùng chính tinh khí của mình xạ vào cây ngải. Trong 49 ngày liên tục. Và trong 49 ngày này, thầy tuyệt đối không được gần gũi chăn gối cùng phụ nữ.

Sau giai đoạn này ,thầy sẽ cắt rụi đi phần thân và lá ngải rồi đem chôn dấu ở 1 nơi thật kín, không được để ai thấy. Phần cây cắt đi này được bó trong 1 súc vải đen chôn dưới đất sâu. Có thể chôn dưới 1 cây đa hay cây cổ thụ to lớn càng hay.
Mỗi một trăm ngày thầy đều phải trở lại cúng cơm canh và gà cho ông chúa tràng râu ở tại cây cổ thụ này. Việc nầy coi như là gởi tổ tại đây. Về sau, nếu thầy muốn truyền nghề cho đệ tử xin thâu ngải ông chúa tràng râu về nối nghiệp thì phải làm mâm cơm đến lể tổ tại tại gốc cây này.
Vậy là coi như xong bước đầu .

Bước hai là phần củ ngải còn lại tại nhà thầy. Đây mới chính là phần sử dụng làm việc phép tắc. Củ ngải sau khi bị cắt đi phần thân, ngày qua ngày nó sẽ dần dà trồi hẳn lên mặt đất, muốn biết ngải có mạnh không thì ta thấy có triệu chứng củ ngải mọc ngược trở lên (chứ không mọc đâm xuống đất nữa). Nhánh củ ngải đâm ngược lên này lại có hình dáng tựa như dương vật đàn ông vậy. Hay có dạng như hai người ôm chầm lấy nhau, như vậy là điềm báo cho ta biết ngải đang rất mạnh sung sức .
Nếu thầy bẻ đi củ ngải như dương vật đó vào đúng lúc có người cầu nhờ chuyện tình yêu thì người ấy mười phần chắc chín rồi! Thầy sẽ nhai củ ngải phun lên đầu và thổi vào miệng người đó. Kế đó chà ngải vào trong 2 lòng bàn tay và bàn chân của họ. Quy định 1 ngày không được tắm. Sau đó họ phải tìm cơ hội đến hỏi cưới ngay người họ yêu. Tỉ lệ thành công là rất khả quan. Tôi lưu ý, ở đây chúng ta chỉ nói về vấn đề này 1 cách bình nhất ,không lạm bàn chuyện bá đạo.
Cũng cần nói thêm là ngải ông chúa tràng râu chỉ độ cho duyên tình của đàn ông con trai, cho dù là ông già 80 cũng được. Nhưng không phù hợp để độ cho phái nữ (việc ấy đã có ngải bà chúa đội đèn.
Ở đây tôi chỉ trình bày hình chụp củ ngải trồi lên như dương vật, không có chụp hình cành lá, tuy nhiên đó là vì lý do tế nhị mà tôi nghĩ là không nên gây sự tò mò quá đáng cho 1 số độc giả. Quí bạn chú ý cây này lá nó giống như lá cây chuối vậy ,mà đầu tàu lá nó nhọn…bông màu đỏ mọc thành chùm tại nách lá….Phần linh thiêng của cây ngãi ở đây chính là cái phần hình gù như dương vật ấy ,còn các chi phần khác của cây hoàn toàn không làm bùa phép được .
Nhưng có 1 vấn đề ở đây là sau khi bẻ nhánh củ ngải ấy trong vòng 3 hôm, nếu không có ai đến nhờ, thì hồn ngải trong củ sẽ đi về cây đa mà thầy từng chôn cây ngải khi xưa! Củ ngải trở nên vô hiệu quả! Không hơn gì 1 củ gừng!
Vì vậy cho nên mới có thuật nấu sáp sên ngải là vậy .Thầy ngải phải nấu củ ngải này sên thần chú cột ngải lại với mình. Trước tiên thầy phải đi tìm 1 chốn gần nhà mình khuất lấp với tầm mắt những người tò mò .
Thầy cũng cần thêm 1 sư huynh đệ hay học trò trợ lực với mình trong chuyện nấu ngải. Dụng cụ nấu ngải gồm 1 cái nồi đất củ nấu cơm đã từng khét 9 lần (đàn bà chửa nấu thì không xài được), củi mọc rụng tại bờ nước về phía đông, 1 cục sáp ong to như nắm tay, 1 cây đèn cầy, 3 cái trứng gà, nước dãi con gà trống tơ mới biết gáy (quẹt trên cái lá chuối, 5 cái trui chứa cơm nếp, có giắt bông dừa vô (cái trui là lá cây cuốn lại như cái phễu). Và tuyệt đối không được nấu ngải trong nhà, trong khi nấu không để đàn bà con gái ngó thấy. Cũng không để ai kêu tên mình trong lúc nấu!
Thời gian nấu ngải là 3 ngày đêm (khởi sự trước rằm 3 hôm, đêm rằm 16 là chấm dứt nấu). Chỗ nấu phải là gò cao mà cây che rậm rạp không để nắng chiếu vào.
Đầu tiên thầy bước 3 bước lấy chiều dài của cạnh nơi nấu, rồi đóng 4 cậy cọc làm địa giới 4 phía. Cần phải có dây chỉ ngũ sắc cột vòng quanh 4 cây nầy như hàng rào vậy
Củi chuẩn bị và nồi nấu để tại trung tâm. Khi người nấu bước vào sẽ theo hướng mặt trời lặn và trở ra hướng mặt trời mọc.
Băm nhỏ củ ngải bằng cật tre già, cạo nhuyễn cục sáp ong và cây đèn cầy, cho lòng trắng của 3 trứng gà vô, hoà nước dãi gà trống… Tất cả để hết vô cái nồi đất. 5 cái trui để cúng phía trước nồi độ nửa thước. Khi ngồi nấu phải quay mặt về phía đông. Khi nấu phải ngồi chồm hổm và không được nói chuyện, không để lửa tắt, phải niệm thần chú ngải liên tục! Khi có người thay thế mình đi ra, phải cầm củi đang cháy đưa tận tay rồi mới được đứng dậy đi. 3 ngày đêm nấu liên tục, ngải và các chất sẽ cô lại như 1 loại sáp có mùi rất gợi dục!
Sau khi sáp đã thành công, thầy sẽ vét sáp ra khỏi nồi cho vào các hộp nhỏ bằng gỗ màu đen hay nâu (gọi là cục măc muc). Khi cho sáp vào phải đọc thần chú đóng nắp cũng đọc thần chú, gọi là mặc cặp (tuyệt đối không cho sáp vào hộp vuông hay bằng kim loại) sở dĩ như vậy là vì cái hộp có 2 miếng âm dương ghép lại. Miếng có gờ xoắn ốc vặn vào là miếng đực, miếng chịu gờ khắn vô gọi là miếng cái. Hình như có loại gỗ đặc biệt riêng để làm loại hộp này.
Sáp cho vào hộp gỗ như vậy có thể giữ sự linh thiêng lại rất lâu ( có thể là 3 năm sau)…tối đa thầy chỉ tạo được 3 hộp cho mỗi lần nấu, nhiều lắm là 5 hộp mà thôi, không nhiều hơn. Vậy là sau mỗi lần nấu chỉ có 3 hay 5 người thỉnh sáp ngải dùng mà thôi. Thầy không được dùng, tuy nhiên có thể cho bà con hay người nhà của thầy dùng hay bất kì ai muốn thỉnh!
Thông thường thì giá rất cao! vì sáp ngải này rất nhạy và thu hút nữ giới. Người xài nó thường xức vô lược chải đầu khi đi chim gái, cái kị là chải từ trái qua phải. Tức là ai có thói quen rẻ ngôi tóc thì phải chải rẻ ngược lại.
Nếu muốn chài cho kì được đối tượng thì người dùng sẽ chà sáp ngải vô 2 lòng bàn tay, sau đó nhổ ít nước bọt vào, xát 2 bàn tay cho nóng lên. Tìm cách lấy bàn tay tiếp xúc trực tiếp chạm vào đối tượng, vậy là sự thu hút kì lạ sẽ xảy ra!
Các cấm kị là không được để rơi hộp sáp xuống đất, ngải sẽ nhập thổ ngay lập tức! không còn linh nữa! Thứ nhì là mang hộp ngãi trong người đi vào chỗ đám ma, chôn cất, ngải cũng mất linh ngay!
Ngải tình không kị dơ, nhưng chỉ kị chỗ âm khí nặng mà thôi.
Tuỳ theo đạo đức riêng từng thầy mà có lời dặn khác nhau cho người thỉnh sáp ngãi .Có thầy cho phép người xài lấy được 3 cô gái ,có thầy nói nếu ở có thai thì phải lấy làm vợ, không được bỏ. Nếu bỏ hay phá thai thì sau nầy có con sẽ bị mù mắt hay bán nam bán nữ, con gái sẽ bị đi làm đĩ điếm, con trai sẽ bỏ xứ mà đi.
Khi người xài sáp ngải trên trăm ngày phải mang hộp trả lại lại cho thầy. Có khi làm bậy bạ nhiều quá, thầy biết được liền tự thân đến đòi lại, hay có khi người thỉnh sáp nằm mơ thấy bị thầy quở trách!
Một hộp sáp ngãi như vậy không thể xài cho nhiều người ,thầy sên tên tuổi ai vô chỉ người đó dùng, người khác dùng sẽ bị nhức đầu hành sổ mũi chảy nước cả ngày. Trường hợp cô gái bị lậm ngải quá nặng (do gia đình không chấp nhận cho cưới), hoặc có khi người nhà cô gái biết nguồn gốc, họ sẽ đến năn nỉ ông thầy. Lúc bây giờ thầy ngải sẽ kêu người dùng sáp đến thu lại cái hộp (đây là sự sắp xếp riêng giữa thầy và người thỉnh phép). Thầy giải phép yêu mê này bằng cách tách cái hộp ra 2 phần… 1 phần bỏ xuống giếng sâu, 1 phần đem liệng vào dưới đít bàn thờ tổ hay gốc cây đa. Sau vài ngày cô gái liền không còn yêu mê người kia nữa!
Trường hợp người thỉnh sáp không nghe và cãi lại lời thầy, sau khi đem hộp sáp về bỗng nhiên hộp nứt bể lúc nào không hay, sáp trong đó bỗng nhiên hoá ra chất nước nhờn chảy hết ra ngoài, không còn xài được! Trường hợp này gọi là khôt krou, tức là hư bùa, bể phép!
Cũng lắm khi cô gái bị lậm ngải quá nặng, mà bất ngờ người xài ngải lại bị tai nạn mất tích hay chết bất kỳ tử, mang theo cả hộp sáp xuống âm ty.  Bấy giờ thầy ngải có khi không biết mà giải phép. Về phần cô gái bị lậm ngải có thể sẽ sống suốt cuộc đời còn lại mà chịu lấy ai khác. Nếu thiếu người yêu sẽ gào la than khóc điên dại, bỏ ăn bỏ uống đến gầy rạc như xương khô mà chết. Cái câu "yêu cho đến chết” chính là 1 thuật ngữ dùng để ám chỉ người lậm sáp ngải hết gỡ nỗi, không phải chỉ là câu nói chơi (việc nầy hay xảy ra tại địa bàn Campuchia hay Thái Lan mà thôi, ở Việt Nam không có ai nấu cái này mà xài ! vì "chăm cu lê" lắm!)
Không phải năm nào ngải ông chúa tràng râu cũng trổ nhánh ngược, cho nên đôi khi mấy năm mới có ngải mà nấu sáp như vậy 1 lần. Lắm phen đang nấu mà có việc quan trọng phải bỏ dở dang nửa chừng! cho nên giá thỉnh 1 hộp sáp ngải tình như vậy rất ư là mắc mỏ!
Thật sự tôi được biết vào năm 1982 có 1 người đi lính xuất ngũ về, quê quán gốc tại Trà Vinh. Anh nầy có đeo đuổi 1 cô gái đã lâu mà không được sự chú ý của cô gái ấy.Thế rồi theo sự chỉ dẫn giới thiệu của 1 người bà con dưới quê, anh đã dùng 2 chỉ vàng đi thỉnh hộp sáp về xài.
Năm 1983 anh làm đám cưới với cô gái ấy.
Năm 1984 vợ anh sanh con, anh đạp xích lô xì khói, rồi chạy hon đa ôm đến giờ nầy! Hai chỉ vàng mà anh mượn của người bà con giới thiệu anh đi thỉnh phép đến nay anh vẫn chưa thể trả nổi!
Còn vị thầy Miên kia qua đời gần mười năm nay. Trong góc nhà ông vẫn còn 1 rổ đựng các hộp sáp ngải tình đã qua sử dụng. Tôi có xin 1 cái hộp cũ ấy về làm làm kỉ niệm. Đó là cái hộp mà các bạn trong hình mà các bạn thấy đó!
(He he, ai tin ráng chịu hồ nghi! không tin thì đọc cho vui. Giống như như coi phim ma Thái Lan vậy mà !)

NGẢI BÀ CHÚA ĐỘI ĐÈN

Tôn trọng ý nguyện của  tác giả Phayant tôi không sửa lỗi, chỉ căn lề cho dễ đọc. Như các bạn biết quả thật xung quanh câu chuyện về Ngải luôn đầy huyền bí, linh thiêng và rùng rợn. Những ai không ở trong giới huyền môn chắc sẽ nghi ngờ, e sợ còn người biết Ngải thì thêm một câu chuyện trải nghiệm cùng tác giả, thiển nghĩ một cái tâm trong sáng cầu thị luôn được đánh giá cao dù trong thế giới nào.
 
1/ Ngãi bà chúa đội đèn.
 Câu chuyện nầy ,tôi xin mạn phép đưa ra lời đề nghị”cấm trẻ em dưới 30 tuổi “,nếu bạn nào thấy mình già hơn 30 tuổi ,có hứng thú thì đọc,còn người dưới 30 , đôi khi tánh khí còn nhiều sự chấp ,tôi đề nghị xem sách đạo đức kinh hay cổ học tinh hoa thì phù hợp hơn .

Bởi vì trong câu chuyện tôi sắp kể đây có nhiều tình tiết tôi dùng ngôn từ xác thực của tiếng mẹ đẻ Việt Nam, tránh bớt dùng từ Hán Việt vì khó hiểu cho chính xác và nhiều ẩn ngữ quá, cho nên bạn nào chấp nhận xem, cho dù là tuổi bao nhiêu, thì tâm hồn đã là trên 30 rồi vậy.

@@@@@@@@@@@@@@@@
Ngãi ông chúa tràng râu, nếu sử dụng chỉ cho riêng phái mạnh, thì ngược lại , ngải bà chúa đội đèn hoàn toàn dùng cho nữ giới ….đây là loại ngải làm cho có duyên, cho dù cô gái có đen đủi, xấu xí , hành vi thô tháo, khi dùng ngải này …người đối diện nếu bị tác động của ngải vẫn thấy đó là sự duyên dáng đến cực kì trong mắt mình và đem lòng yêu thích, là chuyện tất nhiên của đàn ông , nói rõ hơn là nó tạo ra cái duyên con gái, mà mỗi người con gái đều có duyên khác nhau, chúng ta khi mới gặp nhau hay nhìn nhau đánh giá qua nhan diện bề ngoài, từ đó nổi lên cái ý thích nhau hay là không (nếu hạp nhãn).
Ngải bà chúa đội đèn sẽ cho duyên các người đẹp, có thể không đẹp trong mắt bạn, nhưng nó sẽ đẹp hút hồn các đối tác a hay b nào khác.
Câu chuyện về ngãi này,tôi thu thập từ 1 cô gái cave hồi năm 1991…..hồi lúc ấy, bạn tôi mê tít 1 cô gái có nước da bánh mật và khuôn mặt lưỡi cày, có đẹp gì cho cam với tôi ….nhưng với bạn tôi, hắn nhất định không thành lập gia thất với 1 đám gia đình đã gạn hỏi, có ăn học làm cô giáo hẳn hoi ! cũng vì cô cave có mái tóc và làn da màu huyền bí này.
Khi tôi nghe về chuyện trì hoãn đám cưới, tôi có gặp và bàn bạc với bạn tôi, hắn nói nếu vài ngày hắn không gặp và gần gũi cô C thì hắn như thiếu ăn thiếu ngủ thẫn thờ không làm gì được, mặc dù cô làm cave hạng sang và quen lắm người đàn ông khác.
Tôi không tin điều đó, tôi nghỉ bề trong chắc cô ả có cái gì đó như cụ Nguyễn Du từng nói: nghề ngoài 7 ngón, nghề trong 8 vành “ chichi ấy mà ! chứ vừa đen đủi, khuôn mặt lại vừa dài nhọn, móng tay chân loè loẹt, nghỉ đến là đã sợ rồi nói gì ôm ấp mê mệt đến mất ăn ngủ? lại là cave hạng sang cho nổi chứ ?
Rồi 1 hôm, tôi có dịp gặp cô gái ấy tại nhà trọ của cô, bạn tôi có giới thiệu nhờ tôi đến xem giùm phong thuỷ cái bếp của cô nấu ….sau khi xem ngồi chuyện vãn, tôi để ý thấy phòng trọ cô ở tuy nhỏ mà kín đáo và an tĩnh tương đối sạch sẽ, lại nghe phưởng phất 1 mùi hương rất lạ. Trong góc phòng có rèm cao từ mái phòng rủ xuống che phủ như giấu đi điều gì đó ….và hình như mùi hương kia từ góc nầy toả ra lan khắp trong phòng, nhưng tôi không tiện hỏi.
Sau đó tôi về 3 ngày trôi qua, thì được bạn tôi báo tin cô C nhức đầu kịch liệt mấy ngày qua từ lúc tôi đi về ….cô ngỏ ý muốn gặp tôi hỏi lại thêm về cái vụ xép đặt bếp, dạo ấy điện thoại di động chưa phổ biến rộng như ngày nay ….cho nên tôi lại phải 1 phen thân chinh đến nhà cô trọ lần nữa, chuyến này không có bạn tôi đi cùng, vì hắn phải đi làm.


Tôi xin nói thẳng vào tình tiết mà không dài dòng, vì đây không phải là tiểu thuyết, được cô cho biết tôi có cái gì đó làm cô nhức đầu từ khi gặp tôi, mấy ngày rồi cô không đi làm được! tôi nói tôi có tu niệm theo 1 trường phái ngoài đạo phật, cô im lặng giây lát rồi kéo tôi đến cái màn trong góc phòng.
Cô vén màn cho tôi nhìn vào, trong góc là 1 cái bàn cây nhỏ cao độ đến bụng, trên bàn là 1 pho tượng đất hay kim loại màu đen cao chừng 2 tấc, trước tượng có 1 cái tô sành, trong tô đốt hương liệu (như 1 loại lá khô để xông nhà) cháy ngấm ngầm toả hương mà tôi đã ngửi thấy lần trước, hai bên pho tượng là 1 chén nước trong có rải hoa lài trên mặt nước và bên kia 1 cái dĩa đựng 3 tép trầu cau tom sẵn ….
Cô nói với tôi là cô có thờ tổ nghề (?!) và chắc là khi tôi vào đây, tổ tôi và tổ cô có chút va chạm gì đó? khiến cô đau đầu mấy ngày qua ….cô xin tôi hảy vái tổ của cô thì cô sẽ lành bệnh! tôi ok theo lời cô, vì tôi chẳng muốn vô tình vì tôi mà ai phải thiệt thòi, cho dù tôi không hiểu vì sao hết!!! hoà khí vẫn là hơn!
Cô C liền ra chốt cửa lại thật kỹ, cô trở vào chấp 2 tay lên đỉnh đầu trước pho tượng, 2 chân đứng chụm lại mà 2 gối khuỵu xuống, trong 1 tư thế rất lạ, tôi nghe cô cầu kinh bằng tiếng thổ âm độ vài câu, sau đó cô liền ngồi xếp bằng xuống trước mặt tôi và ……cởi áo ra !!!! tôi thất kinh muốn bỏ chạy thì cô 1 tay nắm tay tôi lại, tay kia cô lắc bàn tay mấy cái, ngụ ý không có gì quan trọng mà lo …tôi thấy vậy củng tò mò ngồi xem sao, mặc dù trong bụng rất run!
Bên trong áo cô không có mặc áo lót, điều làm tôi chú ý là ẩn dưới sợi dây chuyền cô mang là dây chuyền khác màu xanh lợt, nói đúng hơn là 2 hàng chử nhỏ li ti được xâm vào ngực cô, đổ từ 2 vai xuống, giáp mí 2 hàng chữ ấy tại gần khe hở giửa ngực cô, là hình xâm giống như pho tượng mà cô đang thờ!...Tóm lại, đây là 1 hình xâm giống y như là dây chuyền đeo trên ngực vậy, và cũng có hình xâm như chử nho nhỏ li ti viền quanh 2 núm vú của cô nữa!
Lúc này cô thấy tôi tạm an tâm liền với tay lên bàn thờ lấy chén nước đựng hoa lài xuống, cô đưa tôi cầm và nói tôi vái xin cho tổ của tôi và của cô được hoà nhã nhau, sau đó hà hơi 3 lần vào chén nước, tôi trao lại chén nước cho cô …cô liền uống đôi ba hớp và vốc nước vuốt mặt, thoa nước lên ngực và lên đôi nhũ hoa của cô rồi cô mặc áo vào lại, nói xong rồi …cảm ơn tôi đã đến.
Đó là giai đoạn và lí do mà tôi quen biết cô, về sau khi đã biết nhau, cô có tâm sự cho tôi nghe, cô vốn là dân tộc thái thiểu số, mồ côi cha mẹ khi nhỏ vì chiến tranh …lúc đó cô ở vùng Si Sa Kẹt …ở với bà ngoại thứ ba, chính bà ngoại đã truyền pho tượng này lại cho cô thờ… bà là 1 người ở giá... hồi bên ấy bà ngoại cô là 1 vị nữ pháp sư chuyên nghiệp, chuyên cấp phép cho các cô gái đủ các thành phần,từ tiểu thương, học trò lớn trung học… đến gái bán hoa, cái mục đích thì cũng chung chung là mồi chài đàn ông, con trai mà mình ưng ý, hay thu phục đồng tiền, ….phép của bà rất thiêng, trong vòng 7 ngày nhất định được ý trung nhân…. tuy nhiên làm ra bao nhiêu tiền bà liền mua gạo cho hàng xóm hết ,xóm bà rất nghèo… và củng đôi khi bà được cho dây chuyền vàng ,bà liền vắt dây chuyền quanh người pho tượng... khi bà mất các tư trang nầy được chôn chung cùng bà.
Nói về hình dáng pho tượng thì tựa như hình dạng bà ngoắc hay nàng ngoắc, bạn nào từng xem hàng hoá tâm linh theo tín ngưỡng Thái, kh' mer, chắc không lạ gì hình dung nàng Ngak …nhưng ở đây tôi xin tả rõ hơn 1 chút …nàng ngak theo tín ngưỡng dân gian kh'mer thì vấn xà rong có hình bông và 1 tấm voan mỏng vắt ngang ngực, ngồi xếp gối nghiêng và vẫy tay gọi khách ….Qua đến Thái thì có biến dạng đôi chút, thì bà mặc áo và đội mão kiểu chư thiên, trên áo có bông hình thoi như dát vàng chạm ngọc ….cũng tư thế ngồi ấy mà ăn vận vải hoa mềm ngồi 1 tay vẫy khách ,1 tay ôm gié lúa thì đó là nàng đất hay cũng gọi gọi là mẹ đất pra va thi …chuyên cho việc mua bán của nhà nông và mùa màng …..ở đây thì pho tượng cô thờ cũng ngồi, cũng có dáng quì ,mà quì thẳng chứ không ngồi nghiêng như bà ngoắc ,1 tay để suông theo bắp đùi, bàn tay đặt nơi đầu gối, tay kia vẫy khách như bà ngoắc vậy.
Cái khác là đỉnh đầu của bà, thoạt nhìn thì thấy như mái tóc rẽ ngôi tại giữa đỉnh, nhưng cô C nói tôi đó chính là đầu dương vật của đàn ông chứ không phải mái tóc …ngoài sau lưng thì bà có cái đuôi dài như đuôi sư tử, củng là cái roi hậu vận trừng phạt những kẻ hai lòng khi đã thờ phụng và thọ phép nơi bà ….bà đây có tên gọi là bà lakuc.
Tượng của bà phải bọng ruột và làm bằng 4 loại đất kết hợp lại nắn tượng,đất nền nhà ăn của chùa, đất bờ ao phía tây (ao phải có bèo), đất dưới giường cô gái còn trinh hay ngủ, đất từ nghĩa trang phía đông hay dưới 1 gốc cây cổ thụ già, đất được phơi khô trước mặt tiền hay trong sân của 1 ngôi chùa …trong ruột tượng có chứa đựng 1 loại ngải yêu mê gọi là ngải bà chúa đội đèn …như vậy thì pho tượng mới có sức linh kì diệu và truyền sức linh nầy đến cho người phờ phụng pho tượng.
Đây tôi nói về cây ngải bà chúa đội đèn, cọng lá nhỏ xíu như rau má, lá hình trái tim, hoa màu trắng mọc thành chùm nho nhỏ từ củ mọc lên, củ thì lớn và dài cỡ như đậu phộng miên trồng, (đậu phộng việt trồng thường chỉ có 3 hạt trong 1 trái củ, nhưng của miên trồng thì nó to hơn, chứa đến 4 hay 5 hạt, và ăn có ít có mùi dầu …nói chung là đậu chắc hột và ngon đậm đà hơn bên Việt mình trồng), 1 cây ngải này có thể có chùm củ chừng mươi củ hay hơn, nhưng cây ngải này rất khó trồng, nó là giống ngải bên Lào đem qua,  nhưng nghe nói bên Phan Rang của Việt Nam mình cũng có người trồng và sử dụng loại ngải này….Loại ngải này thì đàn bà trồng hay hơn đàn ông, khi thỉnh ngải về phải có bài chú riêng biệt của ngải mà cúng, chứ không thể mà vái van chung chung được, đất trồng ngải gồm 1 công thức nhiều món mà trong đó không thể thiếu tóc mai con gái và miếng vải đượm mồ hôi từ quần áo con gái còn trinh.
Khi tôi luyện bà ngải nầy đến độ chín muồi, củ ngãi sẽ bật hoa ra ở gốc củ, thầy có thể hái hoa nầy ngâm vào dầu thơm để tom phép thuật vào từ 49 hay 100 ngày tuỳ ý thầy chọn, dĩ nhiên là công phu nhiều thì hiệu quả càng cao và lâu dài hơn ngắn. Món ngải trong dầu xức nầy có thể tơm vào xà phòng, hay mỹ phẩm cho phụ nữ xức và tắm, nhằm thu hút nhiều đối tượng khác phái, chiêu nầy gọi là cho người đẹp duyên, tiếng trong nghề gọi là tô tô tăk.
Nhưng mà công năng chính hiệu của loại ngải nầy chính là nơi củ ngải ….Phải chọn thật kỹ trong đám củ ngãi để lấy ra 1 củ duy nhất làm ngải bà chúa mà luyện, đó là củ ngải có màu da hung đỏ nhiều và có đường tách hẻ, trông đường tách ấy đang có mầm nhỏ trồi ra ….đó là củ ngải như hình âm hộ của mẹ đất …..lấy củ ngải ấy làm chúa để trục hồn tất cả củ ngải còn lại ….gần gói lại trong vải đỏ đẹm đặt trên 1 bàn thờ riêng biệt, không được để chung bất kì món phù phép nào khác lên! riêng củ ngải chúa đã chọn phải đặt riêng ra ngoài.
Dùng nước bọt của pháp sư thấm vào củ ngải chúa mỗi đêm luyện, hay đúng hơn là ngậm củ ngải trong miệng mà luyện thần chú gọi bà lakuc….Pháp sư phải là thân nữ (pháp sư nam chỉ trồng và dùng được hoa ngãi nầy mà thôi, luyện củ ngải thỉnh bà chúa về thì phải là thân nữ)….nữ pháp sư sẽ phải khoả thân hằng đêm, đội trên đầu 1 mâm đồng, giữa mâm đặt pho tượng của bà lakuk, quanh viền mâm phải thắp 12 ngon đèn, bất kể là đèn dầu hay nến đều được ….thần chú đọc đầu tiên sẻ phải là thần chú cầu khẩn bà về nhận mình làm con em suốt đời , đã quy kính nơi bà là không được qui kính bất kì nơi nào, thần tổ nào khác nữa! Ai phản lại hay 2 lòng về sau sẽ bị trừng phạt bệnh hoạn nặng nề ...kế sau của thần chú sẽ là bài vái thỉnh 9 cô và 12 cậu vốn dĩ là bộ hạ của bà về phụng sự cho việc muốn tác thành về sau.
Trong quá trình trồng ngải ,lá ngải héo không được bỏ đi, lá sẽ được phơi khô để xông đốt mỗi khi vái van cầu bà về chứng cho việc mình xin, nếu pháp sư là đệ tử chính tông của bà chúa đội đèn thì sẽ còn nhiều sự việc khác có thể cầu xin chứ không hẳn là chuyện tình ái …….làm pháp sư đệ tử bà của đội đèn quả là nhiều gian nan ….mỗi tháng phải có 1 ngày đêm quì đội mâm đèn cúng cho bà, phải khoả thân trong lúc quì và xoa hương thơm khắp cùng cơ thể mình …mồ hôi trong lúc quì hương đổ ra phải hớt lại trên da bằng 1 cái lọ để dành ….đây sẽ là thứ bùa thuốc lợi hại vô cùng khi đàn ông ăn uống phải nó.
Thân mình người nữ luyện phép nầy hay thường dùng phép nầy sẽ thay đổi 1 cách kì lạ trong 100 ngày ….như là da thịt sẽ tự săn chắc lại, da sẽ hoá màu sạm lại như bánh mật, nhủ hoa sẻ tự vung đầy ra ngoài, âm hộ cũng nhô ra nhiều hơn và săn chắc …Thân thể khi toát mồ hôi sẽ đượm mùi thật quyến rũ với đàn ông!
Tất cả củ ngải đã luyện đều được để vào trong ruột pho tượng và hàn chỗ miệng ấy bằng sáp ong nướng chảy hay 1 loại nhựa cây đặc biệt ….Pho tượng bà chúa đội đèn là vật bất li thân trong suốt cuộc đời nữ pháp sư …Pháp sư phải lập tức nuốt ngay củ ngải chúa đã luyện...bản thân bà có thể mồi chài rất nhiều đàn ông phụng sự cho mình về mặt ái tình hay vật chất ….nhưng mặt trái của nó là suốt đời pháp sư sẽ phải cô đơn không chồng (không được cưới hỏi chính thức)! không được có con ….muốn có cũng vô ích …Vì một khi đã nuốt bông ngải này thì thiếu nữ sẽ trở nên vô sinh ….muốn có chồng con thì phải tìm cho được người truyền giao phép lại, khi ấy mới có thể có con được (kì như vậy đó, cho dù có giao hợp bao nhiêu lần cũng không có con! và không có chu kì kinh nguyệt hàng tháng!) nhưng khi bà chúa đội đèn và các cô, các cậu đã rời khỏi thân xác thì bản năng sinh sản lại trở về! điều nầy chắc là khó tin với nhiều người!
Đệ tử chân truyền thì chỉ có 1 người duy nhất mà thôi, và lại phải là cô gái đồng trinh 12 hay 13,14 tuổi càng tốt, có huyết thống càng gần càng hay, chỉ khi gần mất, pháp sư mới giao lại cả pho tượng cho đệ tử này ….khi truyền pháp thuật thì pháp sư sẻ ói ra củ ngải gốc cho học trò nuốt …học trò nuốt vô rồi coi như từ nay đã người kế vị tương lai phụng sự bà chúa đội đèn! lúc ấy chính tay pháp sư sẽ dùng đầu nhọn của cây trâm cài tóc xâm vào ngực và xâm viền quanh nhủ hoa của cô đệ tử các câu thần chú, mực xâm là 1 loại trái chàm có màu xanh đen, lại phải xâm vào đầu lưỡi cô gái để khai khẩu các thần chú.
Pháp sư có thể cấp dầu yêu có ngải cho thân chủ dùng mồi chài đàn ông con trai …nếu là cave hay gái bán hoa ….nếu là người chỉ có ý định mồi cho bằng được 1 ý trung nhân duy nhất …thì người ấy sẽ được cấp cho 1 củ ngải đem về lót dưới gối ngủ hàng đêm …sau khi đã dùng mùi dầu quyến rũ đối tượng chung chăn gối …điều kiện tối cần thiết của cô gái là phải cột hay quấn cho bằng được 1 sợi tóc của mình quanh phần khấc của dương vật người nam mà không để cho người ấy biết …nếu người đó đã mang sợi tóc ấy về đến nhà là phép chắc như ăn bắp! hàng ngày đêm sẽ không thể quên được cô gái xài phép tô tô tăk !
Đặc biệt hơn là dương vật thường xao xuyến ngứa ngáy, chỉ có giao hợp cùng cô gái kia mới có thể thoả mãn phần nào ước vọng! và chỉ với duy nhất cô gái ấy mà thôi!....dĩ nhiên là pháp sư có cách giải dứt cơn thèm muốn này cho người bị … nhưng điều ấy ít khi xảy ra. Bạn tôi thú nhận điều nầy với tôi có thật, và kể cả khi anh đi tắm, anh gở cọng tóc ấy ra rồi, mà tối đi ngũ thấy có cảm giác kì kì chổ ấy, mở đèn xem lại thì xuất hiện cọng khác quấn quanh như chưa hề bị gỡ ra! nói đến đây chắc không ai tin, mà thôi, cứ coi cho vui vậy!
-đôi khi cũng vì lí do ăn phạm nên khách vô tình thoát ách của ngải, nhưng đây không phải là ăn thịt trâu hay chó, vì nếu vô tình ăn phải sẽ ói ra ngay...nghe nói là 1 loại rau …nhưng không rõ rau gì! và rau ấy bên Miên mới có.
- vùng đất Si Sa Kẹt là vùng đất nghèo khổ bên miên tiếp giáp Thái Lan …nghe đâu vùng ấy 10 người hết 9 biết ma thuật …đa số là phụ nữ làm pháp sư và họ cũng rất nghèo …hồi ấy đa số con gái vùng nầy đi thỉnh phép để qua
Thái Lan bán bar, may mắn thì lấy được ông chồng thương gia nào đó (thường thì là mấy ông Hoa Kiều có vợ bé) cô C riêng qua Việt Nam vì tị nạn Khơ me đỏ ….chính bản thân cô là pháp sư nối nghiệp cấp phép yêu mê cho các cô gái khác và cũng chính cô sử dụng phép ngải để mồi chài đàn ông, theo sự tìm hiểu của tôi thì cô ấy có nhiều người tình, nhưng chính thức và thường xuyên thì có đến 4 hay 5 vị (người Hoa chợ lớn, xì thẩu)… và cuối bét là anh bạn mê gái của tôi, nhưng hình như cô yêu anh hơn hết, vì tướng tá anh khá là phong lưu và ăn nói có học thức, mặc dù cái túi anh lép kẹp với đồng lương 3 cọc 3 đồng!...Tất cả đồ dùng trong nhà trọ của cô là đều do các tay xì thẩu đem đến... nhưng về sau không hiểu lí do gì mà cô bị các tay đòi nợ thuê đến xiết đồ đạc và dời chổ ở đi mất …. không biết là nơi nào... kể cả anh bạn tôi cũng không biết, hay anh cố tình dấu tôi không chừng!...cái còn lưu lại của tôi về cô là 1 nắm ngải do chính tay cô tặng tôi.
- cái kị của ngải bà chúa đội đèn là dùng ngải mồi chài người tu hành phật giáo (chư sư hoà thượng, đại đức) hay là người có thần quyền (như học môn 5 ông, lổ bang chẳng hạn)… ngải sẽ không hư mất, nhưng người xài ngải sẽ bị dội phép lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng nhiều ngày (về mặt sức khoẻ).
- người pháp sư giữ pho tượng bà chúa đội đèn không thể làm đám cưới, không thể sinh con, không ăn đầu cá, ăn huyết và các món thịt sống …..nếu bà chúa đội đèn độ cho thì khá dể dàng trong cuộc sống vật chất, kể cả việc trừng trị hay ngăn chặn kẻ thù cạnh tranh trong tình trường!
Lúc trước tôi có thắc mắc là với phép thuật như vậy sao mà cô C lại phải bán hoa với 1 dạng cao cấp ? chỉ cần quen biết 1 thương gia giàu có là đủ? nhưng sự thật không đơn giản là vậy …dù muốn hay không, phép sẽ xoay chuyển đàn ông đến với cô để giao hợp… hầu như ngày nào cũng phải có! hoặc ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần trong 1 ngày! nói ra thì kì, chứ có lẽ là chơi nhiều hơn ăn cơm! càng giao hợp hợp lại càng đẹp mặn mòi ra, có duyên hơn!
Chính bản thân tôi đôi lúc cũng có nhớ đến cô C, tôi cảm nhận cô ấy có 1 sức quyến rũ đến kỳ lạ từ đôi lông mày của cô trên khuôn mặt dài và cằm nhọn! cũng như là mùi hương gợi dục kì lạ từ mồ hôi của cô ….cô cho tôi biết rằng cô có thể ếm chim và ếm cá, nếu chim hay cá rơi hay trồi lên cạn vào trước nhà ai người đó phải chết hoặc bệnh rất nặng, nhưng cô cũng cho tôi hay là cô không hề có kẻ thù nào hết … ngoại trừ 1 vài cô gái cạnh tranh vào lúc bấy giờ (có cô cũng từng là nhân tình của 1 ông chủ tàu, nay say mê cô C)… nhưng các đối thủ đó chỉ là chuyện nhỏ không đáng quan tâm với cô.
Nghe nói lí do cô bị xiết nợ cũng là do 1 ông Tàu quá mê cô, dụ cô làm vợ bé, nhưng cô từ chối, ông ta liền cho người đến xiết lấy lại tất cả đồ đạc, với ý đồ khi mất tất cả, cô sẽ dễ dàng ưng thuận nương nựa nơi ông.
Còn nói về các cô gái bán hoa đến thọ phép yêu mê mồi chài của cô, đa số đều có khách rất nhiều, họ hay dùng dầu thơm của cô C cấp cho, trong dầu ấy có nhiều hoa ngải nhỏ li ti đã úa vàng do thấm dầu lâu ngày …không phải 1 lọ dầu là xài cho kì hết, mà trong vòng 1 tháng, còn dầu hay không cũng phải trở lại đáo phép (nếu còn muốn tiếp tục xử dụng dầu).
Loại dầu nầy còn 1 đặc điểm kì quái khác là thu hút tình cảm giữa nữ giới với nhau, dễ tạo ra sự đồng tính luyến ái nữ! và nó củng keo sơn không thua gì nam với nữ, thậm chí có phần ác liệt hơn là khác nữa!
Muốn dùng ngải này mồi chài công viên chức cao cấp nào hơn mình nhiều (ví dụ 1 cô gái quê muốn chài 1 anh có ăn học bằng cấp chẳng hạn) truớc hết thầy ngải liền lấy đèn cầy hơ vào các chi phần kín trên thân thể cô gái, mồ hôi sẽ tiết ra tại các chi phần ấy, pháp sư lấy lá ngải khô để vào cho hút hết, kế lại phải lấy lông nơi bộ phận sinh dục cô gái ấy cho vào lá ngải đã thấm mồ hôi, cuốn hết lại cho vào 1 cái ống tre, pháp sư sẽ bảo cô gái đi về, 3 hôm sau quay lại cho biết kết quả, nếu các phần cô-cậu của ngải chịu ra sức độ phần duyên này, sau 3 ngày, lông kia sẽ tự mọc dài ra thêm và đan vào các lá ngải khô ….lúc ấy pháp sư đồng ý với thân chủ là sẽ làm, thân chủ sẽ đặt tiền lễ tổ ngay tại chổ cho ngải bà chúa đèn chứng, pháp sư sẽ lấy 1 mảnh vải áo của bất kì thiếu nữ chưa chồng nào, xé ra như 1 dải băng nhỏ có chiều ngang vài phân, quấn quanh bọc kín đốt tre có chứa lá ngải kia ….pháp sư dặn người con gái kia đem về nhà, đúng 12 trưa mặt trời đứng bóng sẽ bỏ cái ống tre này vào chuồng hay 1 cái bội úp con gà trống, tự nhiên con gà thấy vật lạ rớt vào, nó sẽ chạy lại mổ liền mấy cái, lúc ấy phải lấy cái ống tre kia ra, thay vào đó 1 con gà mái, gà trống liền nhảy lên vồ gà mái giao hợp ngay….như vậy coi như sự việc thành công 1 nửa rồi …Phần còn lại khá dễ dàng, chỉ cần cho ống tre đó vào 1 cái xách tay hay 1 cái hộp, hay 1 cái áo chẳng hạn… cố ý đi qua mặt người nam và làm rơi nó xuống, nếu chàng trai hào hoa kêu cô gái và cuối xuống nhặt lên giùm trao lại thì coi như …dính chấu rồi! xấu cỡ nào cũng thấy có duyên! cũng phải gần gũi mà giao hợp mới xong! xong rồi vài hôm lại nhớ mà tìm cho xong cái nữa …rồi cái nữa!!!
Khi nữ pháp sư đã thọ pháp chính thức, mỗi tháng điều có 1 ngày đôi vú phải tiết ra sữa, đó chính là ngày mà pháp sư phải đội mâm đèn 1 ngày đêm để cúng cho bà chúa ngải đội đèn, khi pháp pháp sư hành lễ như vậy tuyệt đối không ai được trông thấy, ngoại trừ học trò duy nhất cũng là vị thầy nối nghiệp tương lai. Sữa tiết ra từ đôi vú nữ pháp sư trong ngày ấy, kể cả mồ hôi đều được vớt lại chứa vào 1 lọ dầu, dầu này có tính thu hút cực mạnh hơn cả dầu hoa ngải !....tôi đã từng ngửi 1 lọ dầu cô trao cho khách, nó chẳng phải thơm nồng nặc mùi nước hoa, mà chỉ là 1 thứ nước hương thơm mà thôi, nước này còn có thể hoà vào xà phòng hay nước chải tóc, cây lăn trên người trước khi gặp gỡ đối tượng muốn câu chài.
Một đặc điểm nữa về loại ngải này, rất khác với các thứ ngải khác. Có thể ăn bủn beo hay tán gia bại sản người bị mắc ngải bởi bán nhà cho gái ăn (ví dụ các loại ngải ăn dơ xài chung với phép mea pí-người miên gọi là phép mẹ l**, họ tin rằng, bất kỳ người đàn ông nào cho dù là vua quan hay dân dã, đều từ cái lỗ ấy mà xuất sinh, cho nên bà mẹ l** có thể thu hút hồn tất cả đàn ông vào đó trở lại, đây cũng là 1 loại phép quyến rất mạnh mẽ của kh' mer, cái hay ủa phép nầy là không kị dơ, cái ác hại của phép này là cùng sống cùng chết!! đã giao hợp nhau rồi mà trong vòng tháng đó người nam hay nữ kia lỡchết vì lí do gì đó,t hì người còn lại muốn sống phải vô chùa xuống tóc mà tu, ít ra 3 năm, không thì coi chừng đi đứt đến nơii). Thì loại ngải nầy có tính năng phối hợp giao thoa giữa người xài nó và đối tác, ví dụ như sau khi cô C giao hợp với ai thì người ấy dễ phát huy hay thịnh vượng trong vai trò làm ăn của mình, hay phát huy hơn trong công việc của mình hàng ngày, tức như mua bán làm ăn thì thêm khí thế, vào chỗ làm việc hay có thêm người ưu ái ủng hộ ….chỉ trừ 1 việc là vài hôm lại phải đến mà giao hợp với cô ấy!
Ngải bà chúa đội đèn có trồng bằng hơi người khi củ ngải đã già ,mà không cần phải vô chậu bón phân như các loại ngải khác, nhưng nó sẽ không trổ hoa và sanh củ con ….Nếu không để nó úng đi thì nó sẽ rất khó chết, ngải này các nam pháp sư cũng có người trồng nhưng chỉ để lấy ngâm ngâm dầu mà thôi, cho thân chủ xức dầu đi nói chuyện làm ăn, chào mời khách mua hàng …v..v.
Còn nhiều điều về loại ngải bà chúa đội đèn, nhưng ở đây xin giới hạn mà nói thôi, vì dính líu nhiều đến lúc hành dâm sự …có những điều kì lạ vv …xảy ra, càng nói càng dể bị mang tiếng là thô tục …thiết nghĩ mua vui cho bạn đọc đến đây cũng là đủ lắm rồi ! Xin tạm dừng nhe!